| Tiếng Việt |  English |  Liên hệ |     Chào mừng Quý vị đến với Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp của Bộ Giao thông vận tải về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

  Trang chủ  
Thông tin về VP TBT
Mạng lưới TBT
Hoạt động thông báo
Hoạt động hỏi đáp
Văn bản pháp quy
Văn bản sắp ban hành
Các hoạt động khác
Tra cứu văn bản TBT
Bộ Giao thông vận tải
Cục Đăng kiểm
Cục đường sông
Cục đường bộ việt nam
Cục Hàng Hải Việt nam
Cục Hàng không VN

Tìm kiếm




www www.tbt-bgtvt.vn



Đầu tư hàng không: Chiến lược “vàng hóa” tài sản của FLC

Gần 1 năm trước, khi Công ty cổ phần Tập đoàn FLC đưa ra kế hoạch về mở rộng đầu tư sang lĩnh vực hàng không bằng việc thành lập Bamboo Airways, thị trường nghĩ rằng, đó có thể là một "trò đùa chiến lược".

Gần đây, khi Tập đoàn FLC tổ chức hàng loạt chương trình xúc tiến chuẩn bị sẵn sàng cho việc ra đời hãng hàng không mới, thị trường cho rằng, FLC muốn hướng đến một ngành dịch vụ đang có tốc độ phát triển chóng mặt tại Việt Nam. Tuy nhiên, tham vọng của FLC không chỉ đơn thuần là dịch vụ, đó còn là chiến lược “vàng hóa” những tài sản Tập đoàn đang sở hữu.

Ký thỏa thuận mua 24 máy bay A321NEO

Ngày 26/3, Tập đoàn FLC đã ký Biên bản ghi nhớ với Airbus đặt mua 24 máy bay A321NEO cho hoạt động của Hãng hàng không Bamboo Airways mà FLC đang trong giai đoạn thành lập. Thỏa thuận được ký kết tại Paris nhân chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Pháp.

Theo kế hoạch mà FLC đã đặt ra cho mảng kinh doanh này, năm 2019, Bamboo Airways dự kiến sẽ đi vào hoạt động với các máy bay được thuê lại từ bên cho thuê thứ ba trước khi nhận các máy bay đặt mua. Hãng hàng không này sẽ tập trung kết nối thị trường quốc tế với các điểm du lịch tại Việt Nam, bên cạnh các đường bay trong nước.

Bamboo Airways hướng tới khai thác các tuyến bay thẳng từ quốc tế tới các điểm du lịch Việt Nam, bao gồm các địa phương có dự án của FLC như Quy Nhơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Phú Quốc, Nha Trang… Bên cạnh đó là các đường bay trong nước, kết nối các điểm du lịch như đường bay Thanh Hóa - Quy Nhơn, Thanh Hóa - Phú Quốc, Thanh Hóa - Nha Trang, Hải Phòng - Quy Nhơn... Chiến lược này nhằm làm giảm áp lực cho cơ sở hạ tầng hàng không tại các thành phố lớn, đồng thời tăng cường liên kết vùng, nâng tầm du lịch Việt Nam trên bản đồ quốc tế.

A321NEO là phiên bản mới thuộc dòng A321 - loại máy bay lớn nhất trong "gia đình" máy bay A320 của Airbus, có khả năng chở đến 240 hành khách. A321NEO sử dụng động cơ và công nghệ tối tân, hứa hẹn giảm tới 20% lượng nhiên liệu tiêu thụ tính đến năm 2020. Đây cũng là mẫu máy bay "một lối đi" có tầm bay xa nhất trên thị trường hiện nay, đạt 4.000 dặm (tương đương 6.437 km) không nghỉ.

"Bamboo Airways tin tưởng A321-NEO là sự lựa chọn tối ưu cho hoạt động của Hãng bởi sự thoải mái, hiệu quả và sức chứa phù hợp phục vụ các đường bay du lịch ở Việt Nam", ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC phát biểu.

“Quyết định của Tập đoàn FLC một lần nữa cho thấy vị thế của dòng A321 trong phân khúc thị trường bay tầm trung nhờ hiệu năng được tối ưu hóa và khả năng tiết kiệm nhiên liệu lý tưởng. Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhất Đông Nam Á và chúng tôi vinh dự được đóng góp một phần trong công cuộc phát triển hệ thống vận tải đường không tại quốc gia này”, ông Eric Schulz, Giám đốc Thương mại của Airbus nói.

Cũng theo Airbus, Tập đoàn FLC đã hoàn thiện việc đặt cọc và thanh toán bước đầu đối với hợp đồng mua 24 máy bay A321NEO, đặt tiền đề cho việc bàn giao và tiếp nhận máy bay phục vụ hoạt động của Bamboo Airways cho đến năm 2025.

Chiến lược “vàng hóa” tài sản của FLC

Bamboo Airways dù là câu chuyện mới, nhưng không phải là câu chuyện đầu tiên của Tập đoàn FLC về đề tài máy bay. Ít người biết rằng, từ năm 2012, ông Trịnh Văn Quyết đã đặt cọc tiền mua máy bay trực thăng và các tòa nhà FLC phát triển sau đó có tính đến phương án đặt sân đỗ trực thăng trên nóc.

Theo tính toán của ông Quyết, trực thăng sẽ giúp giải quyết các tình huống khẩn cấp và các tuyến di chuyển ngắn chưa có đường bay. Đặc biệt, dịch vụ trực thăng sẽ là điểm nhấn để nhằm gia tăng các dịch vụ tiện ích, giải trí cao cấp mà khách hàng có nhu cầu nói chung, du khách khi đến với các quần thể nghỉ dưỡng và sử dụng dịch vụ của FLC nói riêng.

Tuy nhiên, chiến lược kinh doanh này quá mới mẻ, nhất là trong bối cảnh những quy định cấp phép các chuyến bay trực thăng không thuận lợi cho nhu cầu xử lý tình huống khẩn cấp. Và lần này, FLC lại tham vọng một lần nữa đặt mục tiêu chinh phục lĩnh vực hàng không.

Câu chuyện đầu tiên mà mọi người có thể nhìn thấy trong chiến lược này, đó là phục vụ nhu cầu ngày một tăng của người dân khi di chuyển bằng phương tiện hàng không. Tình trạng ngày một quá tải tại các cảng hàng không lớn tại Việt Nam là một minh chứng rõ ràng nhất cho việc tăng lưu lượng hành khách qua kênh vận chuyển này. Và điều thú vị hơn nằm ở chính sự phát triển của lĩnh vực du lịch trong các năm qua, cũng như tiềm năng tăng trưởng trong thời gian tới.

Năm 2016, Việt Nam đón 10 triệu lượt khách quốc tế, tăng 26% so với năm trước đó. Đến năm 2017, số lượt du khách đã lên tới con số 13 triệu, tăng 30%. Khách du lịch nội địa cũng đã lên tới 74 triệu lượt, tăng 20% so với năm 2016. Tổng thu trực tiếp từ khách du lịch đạt trên 500.000 tỷ đồng (khoảng 23 tỷ USD), đóng góp khoảng 7,5% GDP năm 2017.

Những con số tăng trưởng trên cho thấy sức hấp dẫn của du lịch Việt Nam. Nhưng nếu nhìn vào sự phát triển của lĩnh vực đầu tư hạ tầng du lịch của Việt Nam, sự chú ý ngày một lớn của du khách quốc tế cũng như thay đổi thói quen du lịch của người dân và so sánh với khu vực, trong đó Thái Lan có tới hơn 11% đóng góp GDP từ lĩnh vực du lịch, thì tăng trưởng du lịch kỳ vọng của Việt Nam sẽ còn lớn hơn nữa.

Và chiến lược đầu tư vào hàng không được FLC kỳ vọng sẽ là một mũi tên trúng 2 đích lớn: Đáp ứng được nhu cầu đi lại của du khách và tăng cường khả năng kéo du khách trong nước cũng như quốc tến đến với các dự án nghỉ dưỡng mà Tập đoàn đã triển khai. Thanh Hóa và Bình Định, hai địa phương FLC đã có các quần thể nghỉ dưỡng biển lớn, đều trong tình trạng quá tải chuyến bay vào dịp nghỉ lễ, cuối tuần, số chuyến đến các địa phương tăng mạnh kể từ khi dự án của Tập đoàn đi vào hoạt động… cho thấy, nếu FLC tự khai thác trọn gói, có thể cơ hội thu lời "kép" sẽ còn lớn hơn nữa. Khi đó, các dự án của FLC sẽ được nâng giá trị lớn hơn nhiều so với hiện nay. Đó sẽ là lợi ích lớn mà Tập đoàn nhận được từ chiến lược “vàng hóa” các tài sản đang có.

Bamboo Airways vẫn đang trong giai đoạn làm thủ tục cấp phép. Con đường để FLC thực hiện khát vọng của mình vẫn còn khá xa. Nhưng nếu làm tốt, FLC hoàn toàn có thể sẽ nhận được lợi ích lớn hơn những gì mà ngành vận tải hàng không mang lại.

Theo Tạp chí GTVT

Các bài đã đăng:

  Thị trường Việt Nam hấp dẫn từ góc nhìn hội nhập quốc tế(3/4/2018)
  Thị trường Việt Nam hấp dẫn từ góc nhìn hội nhập quốc tế(2/4/2018)
  Hai mẫu ô tô Sedan và SUV do VinFast sản xuất sẽ được bảo hộ kiểu dáng tại 28 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu, theo hiệu lực của văn bằng được Cơ quan Sở hữu trí tuệ Liên minh châu Âu (EUI(2/4/2018)
  Kiện Mỹ lên WTO vì áp đặt thuế, Việt Nam có "cửa" thắng hay không? (30/3/2018)

  Đề xuất nâng cảng Sóc Trăng thành cảng biển cửa ngõ quốc tế(30/3/2018)
  Kiềm chế nhập siêu từ ASEAN(29/3/2018)
  Thaco khai trương tuyến hàng hải quốc tế Nhật Bản - Chu Lai(28/3/2018)
  Toyota chưa được thông quan ôtô nhập từ Indonesia do khai báo sai(28/3/2018)
  JICA hỗ trợ đào tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa(27/3/2018)
  Cuộc đua nước rút giữa xe nhập khẩu và lắp ráp tại Việt Nam(27/3/2018)

Tìm kiếm tin trong ngày

Đầu tư hàng không: Chiến lược “vàng hóa” tài sản của FLC

 

Số lần truy cập:
5669888

TIN MỚI


Thông tư số 30/2023/TT-BGTVT ban hành 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện giao thông đường sắt.
8/11/2023
Dự thảo Thông tư Quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt
26/7/2023
Ban hành 03 Quy chuản kỹ thuật quốc gia về linh kiện, thiết bị của phương tiện giao thông đường sắt
17/4/2023
Công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ GTVT được tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa
2/2/2023
Thừa nhận giấy chứng nhận, kết quả đánh giá sự phù hợp cấp cho xe cơ giới theo các Điều ước quốc tế
2/1/2023

Liên kết các website


Thông tin mới
Giá xe máy tham khảo
Giá ô tô sx trong nước tham khảo
Giá ô tô nhập khẩu tham khảo

VĂN PHÒNG TBT BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Địa chỉ: 18 Đường Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại:04-7684838 ,Fax:04-7684840 , Email:tbtbgtvt@vr.org.vn