| Tiếng Việt |  English |  Liên hệ |     Chào mừng Quý vị đến với Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp của Bộ Giao thông vận tải về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

  Trang chủ  
Thông tin về VP TBT
Mạng lưới TBT
Hoạt động thông báo
Hoạt động hỏi đáp
Văn bản pháp quy
Văn bản sắp ban hành
Các hoạt động khác
Tra cứu văn bản TBT
Bộ Giao thông vận tải
Cục Đăng kiểm
Cục đường sông
Cục đường bộ việt nam
Cục Hàng Hải Việt nam
Cục Hàng không VN

Tìm kiếm




www www.tbt-bgtvt.vn



Tìm giải pháp tận dụng ưu đãi thuế quan từ VKFTA

Tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) của Việt Nam có dấu hiệu bão hòa trong một số ngành hàng, việc tìm ra một phương thức mới nhằm gia tăng tỷ lệ tận dụng, đem lại lợi ích dài hạn cho doanh nghiệp hai nước đang cấp thiết.

Còn dư địa mở rộng tỷ lệ tận dụng ưu đãi

Sau hơn 3 năm đi vào triển khi thực hiện, VKFTA đã tạo bước chuyển mạnh mẽ cho mối quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Theo số liệu từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), năm 2015 kim ngạch xuất khẩu (XK) có sử dụng C/O ưu đãi của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 5,75 tỷ USD, sang năm 2017 đã tăng vọt lên 7,62 tỷ USD. Trong đó, may mặc là mặt hàng có tỷ lệ tận dụng được C/O ưu đãi cao nhất, tiếp đến là thủy sản, đồ gỗ, giày dép… với tỷ lệ tận dụng đạt được lần lượt là 31%, 10%, 7%, 5% trong năm 2017.

Tuy nhiên cho đến nay, tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ VKFTA trong XK hàng hóa của Việt Nam có xu hướng chững lại. Theo lý giải của đại diện Cục Xuất nhập khẩu, nguyên do không phải tỷ lệ tận dụng bị giảm đi mà do có dấu hiệu bão hòa của một số mặt hàng XK trọng điểm.

Mặt khác, ông Lê An Hải- Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á- châu Phi (Bộ Công Thương) chỉ ra, việc tận dụng ưu đãi từ VKFTA mới chỉ được thực hiện tốt trong một số ngành hàng. Vẫn còn nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa tận dụng được. Sự mơ hồ về các điều khoản, quy định nhất là về quy tắc xuất xứ, C/O khiến các doanh nghiệp còn lúng túng, thậm chí thực hiện sai thủ tục cấp C/O, hàng hóa không tận dụng được ưu đãi.

Thực tế tại phần thảo luận tại Hội thảo về Tận dụng ưu đãi và Thực thi VKFTA do Bộ Công Thương tổ chức ngày 9/5 đã có không ít các doanh nghiệp đưa ra các câu hỏi, vấn đề đã được quy định rất rõ ràng trong các văn bản.

Việc chưa tận dụng được ưu đãi từ VKFTA là vấn đề đặt ra cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc truyền tải thông tin chính xác, đầy đủ, nhất là thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến thuế, chứng nhận xuất xứ tới doanh nghiệp. Điều này cũng đồng thời cho thấy vẫn còn dư địa tận dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp đẩy mạnh XK hàng hóa sang thị trường Hàn Quốc.

Đồng bộ hóa hệ thống chứng nhận xuất xứ

Chứng nhận xuất xứ và cấp C/O là hai trong số các thủ tục quan trọng giúp các doanh nghiệp có thể tận dụng được các ưu đãi thuế quan. Hiện nay hạ tầng thực hiện các thủ tục này của Việt Nam so với Hàn Quốc chênh lệch khá nhiều.

Ông Hansung Kim- Đại học Ajou cho hay: Hệ thống phần mềm trong việc cấp, quản lý C/O của Việt Nam chưa phù hợp và chưa có hệ thống dữ liệu đầy đủ trong lĩnh vực này. Việc bảo quản chứng từ còn thủ công, chưa đầy đủ cũng khiến doanh nghiệp Việt yếu thế hơn trong tận dụng các ưu đãi thuế quan. Hơn nữa, nền kinh tế của Việt Nam hiện đã hội nhập sâu rộng, việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đáng tin cậy về chứng nhận xuất xứ là tối cần thiết để tận dụng ưu đãi thuế quan từ các hiệp định này.

“Việt Nam và Hàn Quốc có thể hợp tác lập kế hoạch xây dựng một hệ thống chứng nhận xuất xứ đồng bộ, thích hợp với thực tiễn của Việt Nam là phương thức hiệu quả giúp doanh nghiệp Việt tận dụng tốt hơn các ưu đãi thuế quan, đẩy mạnh giao thương hàng hóa”, ông Hansung Kim gợi ý.

Về phía doanh nghiệp, cần tập trung nâng cao nhận thức và ứng dụng có hiệu quả VKFTA. Xây dựng hệ thống dữ liệu, bảo quản càng nhiều càng tốt văn bản chứng từ để đáp ứng nhanh yêu cầu của cơ quan hải quan đối tác.

Trước mắt để sớm tận dụng được các điều khoản ưu đãi trong VKFTA, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cũng khuyến cáo: Doanh nghiệp cần tránh một số lỗi cơ bản để không bị xác nhận lại xuất xứ, giảm thiểu khả năng từ chối ưu đãi, như: Ngôn ngữ trên C/O thống nhất là tiếng Anh; giá trị FOB chỉ ghi khi bắt buộc; sử dụng đúng mã HS khi chuyển đổi.

Theo Báo Công thương

Các bài đã đăng:

  Thụy Điển chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy phát triển giao thông công cộng(8/5/2018)
  Sân bay, cảng biển miền Trung hút nhà đầu tư(8/5/2018)
  Việt Nam là quốc gia tiêu thụ nhiều xe hơi hạng sang nhất Đông Nam Á(7/5/2018)
  Xe Nhật, xe Đức hưởng thuế 0%: Ô tô hạng sang giảm giá mạnh(7/5/2018)

  Thái Lan đang quyết tâm phát triển sản xuất công nghệ cao như thế nào?(4/5/2018)
  VAMA đề xuất ưu đãi cho sản xuất ô tô tại Việt Nam(4/5/2018)
  Trung Quốc sẽ xâm chiếm thị trường ô tô thế giới?(3/5/2018)
  Xem xét giảm thuế nhập nguyên liệu sản xuất linh kiện ôtô(2/5/2018)
  Mitsubishi sắp xuất khẩu trở lại xe sang Việt Nam(2/5/2018)
  Vietnam Airlines tiếp tục đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ(27/4/2018)

Tìm kiếm tin trong ngày

Tìm giải pháp tận dụng ưu đãi thuế quan từ VKFTA

 

Số lần truy cập:
5748346

TIN MỚI


Thông tư số 30/2023/TT-BGTVT ban hành 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện giao thông đường sắt.
3/1/2024
Dự thảo Thông tư Quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt
26/7/2023
Ban hành 03 Quy chuản kỹ thuật quốc gia về linh kiện, thiết bị của phương tiện giao thông đường sắt
17/4/2023
Công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ GTVT được tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa
2/2/2023
Thừa nhận giấy chứng nhận, kết quả đánh giá sự phù hợp cấp cho xe cơ giới theo các Điều ước quốc tế
2/1/2023

Liên kết các website


Thông tin mới
Giá xe máy tham khảo
Giá ô tô sx trong nước tham khảo
Giá ô tô nhập khẩu tham khảo

VĂN PHÒNG TBT BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Địa chỉ: 18 Đường Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại:04-7684838 ,Fax:04-7684840 , Email:tbtbgtvt@vr.org.vn