| Tiếng Việt |  English |  Liên hệ |     Chào mừng Quý vị đến với Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp của Bộ Giao thông vận tải về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

  Trang chủ  
Thông tin về VP TBT
Mạng lưới TBT
Hoạt động thông báo
Hoạt động hỏi đáp
Văn bản pháp quy
Văn bản sắp ban hành
Các hoạt động khác
Tra cứu văn bản TBT
Bộ Giao thông vận tải
Cục Đăng kiểm
Cục đường sông
Cục đường bộ việt nam
Cục Hàng Hải Việt nam
Cục Hàng không VN

Tìm kiếm




www www.tbt-bgtvt.vn



Hiệp định thương mại tự do EU- Nhật Bản, chiếm 1/3 GDP toàn cầu

Ngày 17/7, các nhà lãnh đạo Nhật Bản và EU đã chính thức ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế EU- Nhật Bản (JEEPA) tại Tokyo. Thỏa thuận này chính thức được mệnh danh là “phô mai cho xe hơi” vì nó cho phép tiếp cận thị trường nông nghiệp Nhật Bản để giảm bớt các rào cản ở Châu Âu đối với ô tô và phụ tùng ô tô.

Các cuộc đàm phán được hoàn tất vào tháng 12/2017 và tiến hành rà soát pháp lý và chuyển ngữ văn bản dịch. Lễ ký kết đã dự kiến xảy ra trước đó tại Brussels nhưng đã bị hoãn lại và chuyển sang Tokyo sau khi có trận lụt bất ngờ tại Nhật Bản. Các cuộc thảo luận bắt đầu từ năm 2013 và được đẩy mạnh trong sự trỗi dậy của làn sóng bỏ phiếu Brexit. Đàm phán ban đầu khá đơn giản nhưng càng về giai đoạn cuối càng phức tạp và căng thẳng. Các nhà đàm phán muốn thúc đẩy hiệu lực tạm thời vào tháng 5 năm 2019, trước Brexit, để có thể bao gồm cả Anh trong thỏa thuận này. Điều này có nghĩa là tăng cường sự thỏa hiệp về các vấn đề phức tạp như nông nghiệp và tiêu chuẩn. EU và Nhật Bản đã xây dựng một bộ hiệp định hợp tác kinh tế chính thức kể từ năm 1987 cho đến nay, EU là đối tác thương mại lớn thứ ba của Nhật Bản, trong khi Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 7 của EU.

Cả hai bên đều nhìn thấy tiềm năng kinh tế đáng kể cho sự hợp tác sâu sắc hơn, về tạo việc làm và doanh thu xuất khẩu. Tuy nhiên, việc thiếu hiệp định thương mại tự do (FTA), các nhà xuất khẩu vẫn phải đối mặt với một số thuế quan nhập khẩu và khó khăn trong việc tuân thủ, đặc biệt với các tiêu chuẩn. Điều này thúc đẩy thiết lập hiệp định JEEPA là FTA đầu tiên giữa hai bên. Phần lớn các cuộc đàm phán JEEPA được tập trung vào các vấn đề pháp lý hoặc các biện pháp phi thương mại. Các chương được dành để giải quyết các thách thức mới của thương mại toàn cầu như thương mại điện tử, di chuyển vốn, sở hữu trí tuệ và quản trị doanh nghiệp.

Song song với JEEPA, HIệp định Đối tác chiến lược (SPA) cũng đã được đàm phán để tiếp tục hài hòa hơn giữa hai bên về mặt chính trị. Nó sẽ tạo ra một khuôn khổ ràng buộc pháp lý về hợp tác trong “một loạt lĩnh vực cùng có lợi”, bao gồm tội phạm mạng, biến đối khí hậu và thậm chí là dân số già hóa. Cuộc đàm phán kết thúc vào tháng 4. JEEPA được mong đợi gửi đi tín hiệu mạnh mẽ cho sự hợp tác kinh tế giữa các nền kinh tế lớn nhất thế giới tại một thời điểm mà nhiều nước đang hướng tới chủ nghĩa bảo hộ. JEEPA sẽ là khu vực kinh tế mở lớn nhất thế giới với 30% sản lượng toàn cầu và 40% giá trị thương mại toàn cầu. Mặc dù thuế quan bình quân trung bình giữa hai bên được coi là thấp, thuế quan đối với các ngành nhạy cảm như ô tô Nhật Bản, các sản phẩm thực phẩm Châu Âu sẽ được cắt giảm. Có những lợi ích kinh tế thực sự có thể đo lượng lợi ích cho các doanh nghiệp.

Giống như CPTPP, JEEPA có một chương riêng để giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, thừa nhận tầm quan trọng của doanh nghiệp và những khó khăn phải đối mặt trong thương mại toàn cầu. Chia sẻ thông tin và minh bạch hóa liên quan đến các quy định của Nhật Bản cũng được cam kết. Các doanh nghiệp tự nhân cũng có thể hưởng lợi từ nhiều cơ hội hơn với các dự án chính phủ. Chương 10 về mua sắm chính phủ hứa hẹn sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng tham gia đấu thầu các dự án về giao thông vận tải, chăm sóc sức khỏe và tiện ích công.

Thách thức lớn nhất sẽ là EU và Nhật Bản đi đến sự đồng thuận về giải quyết tranh chấp, mặc dù không làm chậm việc thông qua JEEPA. Cả hai bên đã quyết định tách riêng các vấn đề về giải quyết tranh chấp từ JEEPA nhằm đẩy nhanh việc thông qua hiệp định. JEEPA đặt mục tiêu thiết lập tiêu chuẩn thương mại toàn cầu “phù hợp với tiêu chuẩn cao [của EU và Nhật Bản] và chia sẻ giá trị chung về dân chủ và quy tắc luật pháp”. Cả hai bên đều có cùng mức độ phát triển và lập trường hướng tới bảo vệ môi trường nhưng không thể thống nhất về cơ chế thích hợp để bảo vệ nhà đầu tư tốt nhất. EU đang theo đuổi một Hệ thống Tòa án Đầu tư (ICS) trong khi Nhật Bản thích cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà nước và nhà đầu tư (ISDS) mà EU đã tuyên bố là cơ chế đó “bị chết” đối với họ. Hầu hết các chương của JEEPA đều không đột phá nhưng có một số quy định và tiêu chuẩn mới. Một trong những mục tiêu chính của JEEPA là “định hình các quy tắc thương mại toàn cầu” có nghĩa là các nước thứ ba có trao đổi thương mại với Nhật Bản và EU có thể bị ảnh hưởng. Các doanh nghiệp phải nhận thức được và tuân thủ, thay đổi các quy định và tiêu chuẩn. Một phần bổ sung của hiệp định là sự hài hóa các quy tắc bảo mật dữ liệu giữa Nhật Bản và EU. Kết quả của lễ ký kết hiệp định ngày 17/7, các doanh nghiệp Nhật Bản theo tiêu chuẩn bảo mật trong nước của Nhật Bản sẽ được dành đối xử tương tự đối với các doanh nghiệp EU ở Châu Âu. Nhật Bản là quốc gia lớn nhất nhận được chứng nhận đó.

Bản thân hiệp định này- không như CPTPP- không bảo đảm luồng dữ liệu. Do tầm quan trọng ngày càng tăng của thông tin đối với các doanh nghiệp ở mọi quy mô hiện nay và trong tương mại, đây là một khoảng cách cực kỳ quan trọng mà không thể giải quyết chỉ bằng sự liên kết và hài hòa các quy định về quyền riêng tư của dữ liệu. Hiệp định của EU với Singapore đã bị đình trệ trong nhiều năm về các vấn đề trong nước của EU xoay quanh các quyết định đầu tư, cũng sẽ sớm được tiến hành. Hiệp định hoàn tất với Việt Nam, tương tự như vậy, có thể được đẩy nhanh hơn theo sau thông báo của EU và Nhật Bản. Các cuộc đàm phán đang diễn ra với Indonesia và Ấn Độ có khả năng tăng tốc. EU cũng mới bắt đầu đàm phán với Australia và Niu Dilan.

Trong tuần này, Nhật Bản đang tổ chức một phiên họp với các thành viên CPTPP để thảo luận về thủ tục gia nhập cho các thành viên mới. Hiện nay Mexico và Nhật Bản đã hoàn tất thủ tục phê chuẩn trong nước, chỉ có 4 nước nữa phê chuẩn là hiệp định CPTPP sẽ chính thức có hiệu lực. Hiệp định của EU với Nhật Bản vẫn phải được các nghị viện ở cả Nhật Bản và EU phê chuẩn. Không có điều gì đảm bảo chắc chắn (như trường hợp đã xảy ra với EU trong hiệp định CETA với Canada trước đó), nhưng việc tách các điều khoản đầu ra khỏi hiệp định cốt lõi có thể giúp hiệp định được phê duyệt thuận lợi hơn.

Theo Báo Công thương

Các bài đã đăng:

  Vận tải thủy- Tạo giá trị kết nối(25/7/2018)
  Hàng nghìn tỷ vốn tư nhân đổ vào hạ tầng hàng không(25/7/2018)
  Đối thoại Delhi lần thứ 10: Tăng cường hợp tác biển ASEAN-Ấn Độ(24/7/2018)
  Dồn lực khai thác thế mạnh đường thủy(24/7/2018)

  Ô tô nhập khẩu tăng gấp 2 lần, xe Thái "dồn dập" về Việt Nam(23/7/2018)
  Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam(23/7/2018)
  Sau các hãng nhập khẩu, Nissan tăng giá xe lắp ráp(20/7/2018)
  Singapore là nước thứ 3 phê chuẩn Hiệp định CPTPP(20/7/2018)
  Hoàn thiện chính sách, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng logistics(19/7/2018)
  Thaco mở rộng thị trường xuất khẩu(19/7/2018)

Tìm kiếm tin trong ngày

Hiệp định thương mại tự do EU- Nhật Bản, chiếm 1/3 GDP toàn cầu

 

Số lần truy cập:
5743188

TIN MỚI


Thông tư số 30/2023/TT-BGTVT ban hành 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện giao thông đường sắt.
3/1/2024
Dự thảo Thông tư Quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt
26/7/2023
Ban hành 03 Quy chuản kỹ thuật quốc gia về linh kiện, thiết bị của phương tiện giao thông đường sắt
17/4/2023
Công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ GTVT được tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa
2/2/2023
Thừa nhận giấy chứng nhận, kết quả đánh giá sự phù hợp cấp cho xe cơ giới theo các Điều ước quốc tế
2/1/2023

Liên kết các website


Thông tin mới
Giá xe máy tham khảo
Giá ô tô sx trong nước tham khảo
Giá ô tô nhập khẩu tham khảo

VĂN PHÒNG TBT BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Địa chỉ: 18 Đường Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại:04-7684838 ,Fax:04-7684840 , Email:tbtbgtvt@vr.org.vn