| Tiếng Việt |  English |  Liên hệ |     Chào mừng Quý vị đến với Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp của Bộ Giao thông vận tải về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

  Trang chủ  
Thông tin về VP TBT
Mạng lưới TBT
Hoạt động thông báo
Hoạt động hỏi đáp
Văn bản pháp quy
Văn bản sắp ban hành
Các hoạt động khác
Tra cứu văn bản TBT
Bộ Giao thông vận tải
Cục Đăng kiểm
Cục đường sông
Cục đường bộ việt nam
Cục Hàng Hải Việt nam
Cục Hàng không VN

Tìm kiếm




www www.tbt-bgtvt.vn



Công nghiệp hỗ trợ ngành ôtô: Chủ động kết nối

Chưa có kinh nghiệm và các chính sách cụ thể, khả năng gia nhập thị trường còn yếu nên công nghiệp hỗ trợ (CNHT) cho sản xuất ôtô tại Việt Nam còn nhiều khó khăn.

Doanh nghiệp nội lép vế

Hiện nay, mới có khoảng 300 doanh nghiệp (DN) CNHT phục vụ cho sản xuất ôtô, trên tổng số 12.000 DN CNHT của cả nước. Trong đó, có đến 90% các nhà cung cấp linh kiện ôtô tại Việt Nam là các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Điều này cho thấy DN nội hoàn toàn lép vế. Theo các chuyên gia kinh tế, dù đã có quy mô sản xuất khá lớn, nhưng hiện nay ngành CNHT trong nước vẫn chưa có nhà máy nào đầu tư vào chế tạo các bộ phận quan trọng của ôtô; chất lượng sản phẩm, phụ tùng linh kiện ôtô cung cấp trên thị trường còn kém, chưa đáp ứng được yêu cầu. Cùng với đó, giá thành xuất xưởng của các sản phẩm phụ tùng, linh kiện ôtô còn cao vì thế làm giảm sức cạnh tranh.

Ông Lương Đức Toàn - Phòng Công nghiệp chế biến chế tạo (Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương) - cho biết, thời gian qua, DN CNHT ngành sản xuất ôtô phát triển chủ yếu theo ngành dọc, bó hẹp trong quan hệ liên kết đầu tư và cung ứng sản phẩm. Quy mô sản xuất của DN CNHT ngành sản xuất ôtô còn hạn chế. Phần lớn sản phẩm chỉ phục vụ các công ty lắp ráp trong nước, xuất khẩu sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn do chênh lệch chất lượng sản phẩm cũng như yêu cầu, tiêu chuẩn của các công ty nước ngoài còn khá cao.

“Việt Nam rất thiếu các DN sản xuất phụ tùng linh kiện và sản xuất vật liệu hỗ trợ cơ bản như sắt, thép, nhựa, cao su, hóa chất… Khả năng gia nhập thị trường của các DN CNHT trong nước còn hạn chế.” - ông Lương Đức Toàn nhận định.

Đồng tình với quan điểm trên, TS. Trương Thị Chí Bình - Tổng thư ký Hiệp hội CNHT Việt Nam (VASI) - cho rằng, chi phí sản xuất linh kiện ôtô của Việt Nam còn cao hơn khoảng 20% so với các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, năng lực khoa học - công nghệ của các DN Việt yếu kém; giữa nhà lắp ráp và nhà cung cấp phụ tùng linh kiện còn thiếu liên kết.

Đổi mới công nghệ - chủ động kết nối

Theo Cục Công nghiệp, thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ ngành CNHT trong nước nói chung và CNHT ngành ôtô nói riêng. Đặc biệt là Nghị định 111/2015/NĐ-CP về phát triển CNHT với mục tiêu đến năm 2020, cơ bản hình thành ngành CNHT cho sản xuất ôtô. Phấn đấu đáp ứng khoảng 35% (tính theo giá trị) nhu cầu về linh kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp ôtô trong nước.

Hiện nay, một tín hiệu đáng mừng là một số DN đã chủ động đầu tư dây chuyền máy móc công nghệ để sản xuất sản phẩm phụ tùng linh kiện, chi tiết về ôtô. Đã có những DN CNHT đầu tư công nghệ tiên tiến nên đã tạo ra một số sản phẩm có khả năng cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu của các DN sản xuất lắp ráp ôtô trong nước và xuất khẩu.

Là DN hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất ôtô, đại diện Công ty CP Ôtô Trường Hải (Thaco) cho biết, để chủ động linh kiện cho sản xuất, hiện tại công ty đã có khu phức hợp sản xuất, lắp ráp xe ôtô; có 13 nhà máy CNHT, ngoài cung cấp cho Thaco, còn có thể cung cấp cho các DN khác.

Nhiều chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, muốn tồn tại và phát triển, các DN CNHT trong nước cần chủ động đầu tư đổi mới công nghệ, hướng tới tự động hóa; tăng cường liên kết với nhau để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Theo đó, các DN phải chủ động kết nối (kết nối người mua, kết nối công nghệ); tối ưu hóa chi phí bằng cách liên tục cải tiến, đổi mới và giá thành phải cạnh tranh. Ông Lương Đức Toàn khuyến nghị, ngoài việc kiểm soát các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực CNHT, cần tăng cường đầu tư, liên doanh, liên kết nhằm mở rộng quy mô cho các nhà cung cấp trong nước có thể đáp ứng các tiêu chuẩn, yêu cầu về chất lượng, chi phí, dịch vụ logistics để đảm bảo sản phẩm có thể tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu; tạo sự đột phá về hoàn thiện thể chế cho CNHT ngành sản xuất ôtô.

Theo Báo Công thương

Các bài đã đăng:

  Hiệp định thương mại tự do EU- Nhật Bản, chiếm 1/3 GDP toàn cầu(26/7/2018)
  Vận tải thủy- Tạo giá trị kết nối(25/7/2018)
  Hàng nghìn tỷ vốn tư nhân đổ vào hạ tầng hàng không(25/7/2018)
  Đối thoại Delhi lần thứ 10: Tăng cường hợp tác biển ASEAN-Ấn Độ(24/7/2018)

  Dồn lực khai thác thế mạnh đường thủy(24/7/2018)
  Ô tô nhập khẩu tăng gấp 2 lần, xe Thái "dồn dập" về Việt Nam(23/7/2018)
  Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam(23/7/2018)
  Sau các hãng nhập khẩu, Nissan tăng giá xe lắp ráp(20/7/2018)
  Singapore là nước thứ 3 phê chuẩn Hiệp định CPTPP(20/7/2018)
  Hoàn thiện chính sách, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng logistics(19/7/2018)

Tìm kiếm tin trong ngày

Công nghiệp hỗ trợ ngành ôtô: Chủ động kết nối

 

Số lần truy cập:
5743794

TIN MỚI


Thông tư số 30/2023/TT-BGTVT ban hành 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện giao thông đường sắt.
3/1/2024
Dự thảo Thông tư Quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt
26/7/2023
Ban hành 03 Quy chuản kỹ thuật quốc gia về linh kiện, thiết bị của phương tiện giao thông đường sắt
17/4/2023
Công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ GTVT được tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa
2/2/2023
Thừa nhận giấy chứng nhận, kết quả đánh giá sự phù hợp cấp cho xe cơ giới theo các Điều ước quốc tế
2/1/2023

Liên kết các website


Thông tin mới
Giá xe máy tham khảo
Giá ô tô sx trong nước tham khảo
Giá ô tô nhập khẩu tham khảo

VĂN PHÒNG TBT BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Địa chỉ: 18 Đường Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại:04-7684838 ,Fax:04-7684840 , Email:tbtbgtvt@vr.org.vn