| Tiếng Việt |  English |  Liên hệ |     Chào mừng Quý vị đến với Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp của Bộ Giao thông vận tải về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

  Trang chủ  
Thông tin về VP TBT
Mạng lưới TBT
Hoạt động thông báo
Hoạt động hỏi đáp
Văn bản pháp quy
Văn bản sắp ban hành
Các hoạt động khác
Tra cứu văn bản TBT
Bộ Giao thông vận tải
Cục Đăng kiểm
Cục đường sông
Cục đường bộ việt nam
Cục Hàng Hải Việt nam
Cục Hàng không VN

Tìm kiếm




www www.tbt-bgtvt.vn



Công nghiệp 4.0- Nhìn từ một tổ hợp sản xuất ô tô

Được xem là ngành công nghiệp dẫn dắt cho phát triển sản xuất công nghiệp, công nghiệp ô tô của Việt Nam trong suốt hơn 20 qua mặc dù chưa đạt được như kỳ vọng về tỷ lệ nội địa hóa nhưng vài năm trở lại đây đã có những bước tiến đáng kể so với thời điểm trước đó. Thể hiện rõ nhất là việc các doanh nghiệp lớn mở rộng đầu tư như Thaco, Hyundai, cùng với sự gia nhập ngành sản xuất ô tô của những tên tuổi mới như VinFast với những mục tiêu cụ thể: phát triển ngành sản xuất ô tô trong nước, phát triển ô tô thương hiệu Việt. Công nghiệp 4.0 đã hiện diện rõ nét ở những dự án này.

Tất cả vì mục tiêu phát triển công nghiệp ô tô

Huyndai Thành Công, Thaco và VinFast là những cái tên được nhắc tới nhiều nhất trên thị trường ô tô thời gian qua, đặc biệt là ở lĩnh vực đầu tư phát triển sản xuất. Hàng loạt các nhà máy lắp ráp, sản xuất linh phụ kiện đã được các doanh nghiệp đầu tư xây dựng và mở rộng phạm vi hoạt động. Điển hình như Nhà máy Thaco Mazda giai đoạn 1 vừa được đưa vào hoạt động quý I/2018 với công suất 50.000 xe/năm, được xem là nhà máy sản xuất ôtô du lịch Mazda lớn nhất và hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á. Tại đây có dây chuyền hàn bằng robot với công nghệ hàn laser, hệ thống sơn tĩnh điện với công nghệ nhúng liên tục, dây chuyền sơn màu với công nghệ sơn lót và sơn hoàn thiện không qua công đoạn sấy đáp ứng tiêu chuẩn bề mặt theo yêu cầu của các màu sơn cao cấp, dây chuyền lắp ráp 80% tự động hóa…Đối với Hyundai Thành Công, kế hoạch xây dựng một nhà máy ô tô thứ 2 tại Ninh Bình cũng đã được công bố vào cuối tháng 3 vừa qua và đang trong giai đoạn chuẩn bị để triển khai.

Nhưng có lẽ, ấn tượng hơn cả phải kể đến VinFast. Khi Vingroup công bố tham gia sản xuất ô tô và phát triển ô tô mang thương hiệu Việt Nam- VinFast, đã mang đến không ít sự hoài nghi của dư luận. Đó cũng là điều dễ hiểu bởi thực tế hiện nay, ngành công nghiệp sản xuất ô tô trong nước phát triển đều dựa vào “bệ đỡ” là các thương hiệu ô tô lớn của thế giới đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… Để phát triển một thương hiệu ô tô thuần Việt là không hề đơn giản. Nhưng “tân binh” VinFast đến thời điểm này đã ít nhiều có câu trả lời.

Một năm sau lễ khởi công xây dựng Tổ hợp nhà máy sản xuất ô tô, xe máy điện VinFast trên khu đất rộng 335 ha tại khu công nghiệp Đình Vũ - Cát Hải (Hải Phòng), nhiều hạng mục của dự án đã hoàn thành. Theo kế hoạch, VinFast ​​sẽ ra mắt xe máy điện vào cuối năm 2018, 2 mẫu ô tô động cơ đốt trong (dòng Sedan 5 chỗ và SUV 7 chỗ) vào quý II/2019, 1 mẫu ô tô điện, 1 mẫu ô tô động cơ đốt trong cỡ nhỏ và xe buýt điện vào cuối năm 2019. Đến nay, khu nhà điều hành đã đi vào hoạt động từ tháng 6/2018. Khu nhà xưởng sản xuất xe máy điện: Đã sản xuất thử nghiệm từ tháng 8/2018. Công nghệ, dây chuyền sản xuất tại dự án như khu vực xưởng hàn, xưởng sơn, xưởng lắp ráp… đều được nhập từ Châu Âu, Nhật Bản, đảm bảo chất lượng cao nhất.

Công nghiệp 4.0 hiện hữu

Có mặt tại Tổ hợp sản xuất ô tô, xe máy VinFast vào những ngày cuối tháng 9, mới thấy công nghiệp ô tô nói riêng và phát triển công nghiệp nói chung rất cần những nhà đầu tư lớn và tâm huyết như Vingroup. Và đặc biệt, công nghiệp 4.0 sẽ không là những gì trừu tượng mà hiện hữu ngay tại nơi đây, từ máy móc được nhập về đến thế hệ lao động trẻ đang được đào tạo theo chuẩn mới. Hàng trăm chuyên gia nước ngoài đến từ các nhà cung cấp dây chuyền, thiết bị sản xuất đang đồng hành cùng nhà đầu tư tại dự án.

Thông tin từ tập đoàn Vingroup cho biết, khu nhà máy sản xuất ô tô với các xưởng: Thân vỏ, Sơn, Động cơ, Lắp ráp và xưởng Phụ trợ đã được hoàn thành và đang trong quá trình lắp đặt máy, xưởng Dập sẽ được bàn giao trong tháng 10/2018.

VinFast ứng dụng công nghệ 4.0 tại các nhà máy, giúp cho các thiết bị và một phần/toàn thể dây chuyền ở một nhà máy được kết nối với nhau thông qua các cảm biến được kết nối qua mạng và/hoặc điện toán đám mây. Các thông tin trong quá trình sản xuất sẽ được liên tục cập nhật, lưu trữ và phân tích. Các dữ liệu này sẽ là thông tin đầu vào quan trọng cho việc nghiên cứu phát triển các dòng sản phẩm mới với các thiết kế, nguyên liệu cũng như quy trình sản xuất mới phù hợp với các mong muốn ngày càng đa dạng và thay đổi nhanh chóng của khách hàng về nhu cầu sử dụng, kỹ thuật, mẫu mã, chất lượng, thời gian giao hàng và giá thành.

VinFast đã chọn các công ty hàng đầu của ngành công nghiệp thiết kế và chế tạo các dây chuyền sản xuất - máy móc thiết bị ô tô từ châu Âu, chủ yếu là từ CHLB Đức để thiết kế và lắp đặt toàn bộ 5 xưởng: Dập; Hàn thân xe; Sơn; Động cơ và Lắp ráp. Ngoài ra, còn có xưởng phụ trợ.

Cụ thể, trên diện tích 50.000m2, xưởng Dập với công suất dập 16 chi tiết/phút, thực hiện giám sát quy trình sản xuất theo công nghệ của công ty SCHULER (CHLB Đức); các dữ liệu về các thông số kỹ thuật của nhà máy Dập sẽ được thu thập trực tuyến (online) trong quá trình sản xuất từ các thiết bị lắp đặt trong dây chuyền.

Khu vực Xưởng Hàn thân xe với diện tích 100.000 m2, công suất: 38 xe/giờ, được thiết kế và cung ứng dây chuyền bởi các đối tác hàng đầu như FFT, EBZ, HIROTEC; trang bị khoảng 1200 rô-bốt do ABB sản xuất. Khi đi vào hoạt động, đây sẽ là nhà máy hàn thân xe vận hành hoàn toàn tự động, hiện đại nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Nhà máy hàn thân xe sẽ là phân xưởng sản xuất có nhiều ứng dụng công nghệ 4.0 ở nhiều phạm vi khác nhau.

Tại Xưởng Sơn, trên diện tích 25.000 m2 với công suất sản xuất hơn 800 xe/ngày, sẽ được lắp đặt hệ thống quản lý không khí thông minh EcoSmart VEC của Dürr đến từ công hòa Liên Bang Đức hoạt động hoàn toàn tự động. Công nghệ này giúp làm giảm đáng kể lượng khí và điện năng tiêu thụ khi sấy các xe mới sơn. Một ứng dụng công nghệ 4.0 khác là Bộ điều khiển rô-bốt EcoRPC cung cấp các chức năng kiểm tra thông minh như van, phanh hoặc kiểm tra máy bơm.

Đối với Xưởng Sản xuất động cơ, tại đây sử dụng công nghệ cơ khí chính xác mới nhất để gia công các đầu Động cơ, thân Động cơ và Trục khuỷu của động cơ. Ngoài ra, xưởng còn có dây chuyền kiểm tra chất lượng đảm bảo 100% sản phẩm được kiểm soát chất lượng từ đầu nguồn. Các máy gia công được trang bị công nghệ 4.0 với nhiều tính năng như: điều khiển thời gian thực trạng thái máy qua điện thoại thông minh, điều khiển từ xa ban đêm hoặc cuối tuần, phân tích lỗi máy thời gian thực, vv…

Xưởng Lắp ráp và hoàn thiện xe được lắp đặt dây chuyền thiết kế và cung cấp bởi nhà cung cấp đến từ cộng hòa Liên Bang Đức Eisenmann với mức độ tự động cao với các băng chuyền và xe tự hành được hoạt động liên động với nhau.

Được biết, VinFast còn thành lập một khu khu công nghiệp phụ trợ, chiếm khoảng 30% diện tích khu tổ hợp để sản xuất linh kiện, phụ kiện ô tô, xe máy. Ngoài phần tự đầu tư 100%, doanh nghiệp cũng đưa ra các hình thức kêu gọi nhà đầu tư vào đây với nhiều hình thức khác nhau.

Công nghiệp 4.0 tại Tổ hợp sản xuất này không chỉ dừng ở việc lắp đặt dây chuyền, thiết bị sản xuất hiện đại mà còn chú trọng tập trung vào nguồn nhân lực và việc nghiên cứu phát triển. Trung tâm đào tạo VinFast khai giảng ngày 10/9/2018, với 200 học viên trong khóa đầu tiên. Những lao động trẻ thế hệ 4.0 này sẽ được đào tạo về Cơ khí Công nghiệp và Cơ-điện tử. Các học viên được nhận tiền lương hàng tháng trong suốt thời gian 2,5 năm học với chương trình đào tạo “kép” - học lý thuyết đi đôi với thực hành với tỷ lệ 40-60%” theo tiêu chuẩn Đức. Các học viên khi ra trường sẽ nhận chứng chỉ do Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức tại Việt Nam cấp.

Theo báo Công thương

Các bài đã đăng:

  Các hãng xe nhập khẩu 'chạy' nước rút cuối năm(25/9/2018)
  Xây dựng Trung tâm logistics, cảng tổng hợp Cái Mép hạ(25/9/2018)
  Ngành hàng không có thể sắp đón vụ sáp nhập khổng lồ Emirates và Etihad(24/9/2018)
  Trung Quốc tuyên bố không đàm phán thương mại với Mỹ nếu ông Trump còn đe dọa đánh thuế(24/9/2018)

  Những nền kinh tế sẽ hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung(21/9/2018)
  Doanh nghiệp Việt Nam 'chuộng' nhất đối tác Đông Á Thái Bình Dương(20/9/2018)
  Thời đại công nghệ, các hãng ôtô vẫn thuê nhiều nhân công(20/9/2018)
  Mẫu ôtô rẻ nhất thị trường, dưới 260 triệu đồng vẫn kém hấp dẫn(19/9/2018)
  Hàng vạn ô tô thuế 0% tràn về: Hàng nhập giá ngon,xe nội gặp khó(18/9/2018)
  Thương mại Việt Nam - Thái Lan vượt mốc 10 tỷ USD(18/9/2018)

Tìm kiếm tin trong ngày

Công nghiệp 4.0- Nhìn từ một tổ hợp sản xuất ô tô

 

Số lần truy cập:
5733468

TIN MỚI


Thông tư số 30/2023/TT-BGTVT ban hành 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện giao thông đường sắt.
3/1/2024
Dự thảo Thông tư Quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt
26/7/2023
Ban hành 03 Quy chuản kỹ thuật quốc gia về linh kiện, thiết bị của phương tiện giao thông đường sắt
17/4/2023
Công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ GTVT được tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa
2/2/2023
Thừa nhận giấy chứng nhận, kết quả đánh giá sự phù hợp cấp cho xe cơ giới theo các Điều ước quốc tế
2/1/2023

Liên kết các website


Thông tin mới
Giá xe máy tham khảo
Giá ô tô sx trong nước tham khảo
Giá ô tô nhập khẩu tham khảo

VĂN PHÒNG TBT BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Địa chỉ: 18 Đường Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại:04-7684838 ,Fax:04-7684840 , Email:tbtbgtvt@vr.org.vn