| Tiếng Việt |  English |  Liên hệ |     Chào mừng Quý vị đến với Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp của Bộ Giao thông vận tải về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

  Trang chủ  
Thông tin về VP TBT
Mạng lưới TBT
Hoạt động thông báo
Hoạt động hỏi đáp
Văn bản pháp quy
Văn bản sắp ban hành
Các hoạt động khác
Tra cứu văn bản TBT
Bộ Giao thông vận tải
Cục Đăng kiểm
Cục đường sông
Cục đường bộ việt nam
Cục Hàng Hải Việt nam
Cục Hàng không VN

Tìm kiếm




www www.tbt-bgtvt.vn



Các hãng xe chỉ sở hữu bản quyền và sản xuất một số ít linh kiện, số còn lại được mua từ hàng trăm nhà cung ứng.

Ôtô ngày nay được làm từ hàng nghìn linh phụ kiện khác nhau, gồm các bộ phận kim loại và lốp cao su, từ đồ điện tử đến các miếng ốp nhựa hay cửa kính. Không một hãng nào trên thế giới có thể tự sản xuất hoặc lắp ráp tất cả mọi thứ trên đây thành một chiếc xe hoàn thiện và vận hành được, theo Wonderopolis.

Những linh kiện cấu thành được mua từ các nhà sản xuất linh kiện gốc (OEM). Các hãng sẽ đặt hàng OEM sản xuất chi tiết theo kích thước, tiêu chuẩn, số lượng mong muốn. Có nhiều bộ phận được dùng chung cho nhiều hãng, không có sự khác nhau nào, ví dụ túi khí, lốp.

Thực tế, việc phân chia công việc không chỉ cho phép các hãng ôtô lắp ráp nhanh và hiệu quả hơn, mà giúp họ sản xuất với chi phí thấp hơn. Thời công nghiệp ôtô manh nha, sự cải tiến của Henry Ford - nhà sáng lập hãng Ford (Mỹ) - đối với hệ thống dây chuyền lắp ráp cho phép những chiếc ôtô được làm ra với mức giá mà phần lớn người Mỹ có thể mua được. Ở nhà máy đầu tiên của Ford, một chiếc Ford Model T có thể được lắp ráp từ khởi đầu tới khi hoàn thiện chỉ trong hơn 90 phút.

Trước đó, một sản phẩm có thể được sản xuất chỉ bởi một người thợ, và tự làm toàn bộ công việc từ đầu tới cuối. Nhưng với hệ thống phân công công việc, tất cả các bước sản xuất được tách riêng với rất nhiều người hoàn thành những bộ phận rất nhỏ cho tới khi sản phẩm hoàn thiện.

Hệ thống phân công công việc được thể hiện rất rõ trên xe hơi ngày nay, khi mà gần như không một hãng nào có thể tự sản xuất một sản phẩm từ A đến Z. Ví dụ, để sản xuất ôtô, hãng BMW (Đức) phụ thuộc vào hệ thống hơn 100 nhà cung ứng linh phụ kiện ôtô từ khắp nơi trên thế giới. Khoảng 50% số này có trụ sở chính tại Đức hay các chi nhánh tại Đức. Khoảng 35% còn lại nằm tại các quốc gia châu Âu.

Trong tổng số hơn 100 là khoảng 40 nhà cung ứng chính. Trong đó thể kể đến Brembo, Thyssenkrupp, BorgWarner, Elringklinger, Bridgestone và Mahle, theo Investopedia.

Danh sách chi tiết dưới đây nêu rõ những nhà cung ứng chính góp phần làm nên một chiếc xe BMW, cũng như nhiều mẫu xe của nhiều hãng ôtô khác trên thế giới.

Brembo: kẹp phanhDräxlmaier Group: các tấm ốp nội thấtPeiker Acustic GmbH & Co.: Internet di động tốc độ cao dành cho xe hơiThyssenkrupp: trụ lái, giảm xóc và các bộ phận của hệ thống treoBorgWarner: các bộ phận của hệ thống lái, như bộ ly hợp và hộp số tự độngElringklinger: các miếng đệm và các bộ phận của hệ thống xảMahle: các chi tiết của piston và xi-lanh, bộ truyền động van, hệ thống quản lý không khí và chất lỏngBridgestone: lốp xeGuardian: kính chắn gió và các loại kính xeGKN Driveline: kết cấu trục láiJohnson Electric: mô-đun quạt sưởi và làm mátGestamp: nắp ca-pô và nắp cốpApag Elektronik AG: đèn nội thấtDelphi: pin và linh kiện sạc cho xe điệnHirschvogel: vành xeMagna: dập thân xeHarman/Kardon: hệ thống âm thanh nội thất.

Trong khi đó ở Nhật, hãng Toyota mua trực tiếp từ 200 nhà cung ứng linh phụ kiện. Tổng giá trị của việc mua linh phụ kiện là 300 triệu USD mỗi tháng, theo Investopedia.

Ví dụ, mẫu bán tải Toyota Tacoma đời 2016 được làm ra nhờ linh phụ kiện của hơn 40 nhà cung ứng khác nhau. Có thể kể đến Harman (hệ thống âm thanh), Yokohama Industries Americas (keo dán kính chắn gió), Tenneco (linh kiện ống xả), Rassini (nhíp), Superior Industries (vành nhôm đúc), MagniNorth American Lighting (đèn sương mù), Koyo (bộ làm mát bằng dầu, bơm trợ lực lái thủy lực), AGC Automotive (cửa kính bên).

TheoVNExpress

Các bài đã đăng:

  Thu hút FDI trong kỷ nguyên mới (Bài 1)(5/10/2018)
  Thaco với chiến lược tăng nội địa hóa- Kỳ 2: Chìa khóa thành công(4/10/2018)
  Hội nghị 30 năm thu hút FDI: Cơ hội xúc tiến đầu tư ở tầm quốc gia(4/10/2018)
  Thaco với chiến lược tăng nội địa hóa- Kỳ 1: Chủ động đầu tư sản xuất(3/10/2018)

  Trường Hải với chiến lược nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong sản xuất(2/10/2018)
  Logistics - “chìa khóa” để cảng Chu Lai mở cánh cửa hội nhập(2/10/2018)
  Thuế thép và nhôm của ông Trump khiến hãng xe Ford thiệt hại tỷ USD(1/10/2018)
  Hà Nội sẽ có 10 tuyến đường sắt đô thị vào năm 2050(1/10/2018)
  Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Coi trọng thị trường trong nước, hướng đến toàn cầu(28/9/2018)
  WTO giảm dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu còn 3,9% trong năm nay(28/9/2018)

Tìm kiếm tin trong ngày

Các hãng xe chỉ sở hữu bản quyền và sản xuất một số ít linh kiện, số còn lại được mua từ hàng trăm nhà cung ứng.

 

Số lần truy cập:
5670867

TIN MỚI


Thông tư số 30/2023/TT-BGTVT ban hành 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện giao thông đường sắt.
8/11/2023
Dự thảo Thông tư Quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt
26/7/2023
Ban hành 03 Quy chuản kỹ thuật quốc gia về linh kiện, thiết bị của phương tiện giao thông đường sắt
17/4/2023
Công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ GTVT được tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa
2/2/2023
Thừa nhận giấy chứng nhận, kết quả đánh giá sự phù hợp cấp cho xe cơ giới theo các Điều ước quốc tế
2/1/2023

Liên kết các website


Thông tin mới
Giá xe máy tham khảo
Giá ô tô sx trong nước tham khảo
Giá ô tô nhập khẩu tham khảo

VĂN PHÒNG TBT BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Địa chỉ: 18 Đường Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại:04-7684838 ,Fax:04-7684840 , Email:tbtbgtvt@vr.org.vn