| Tiếng Việt |  English |  Liên hệ |     Chào mừng Quý vị đến với Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp của Bộ Giao thông vận tải về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

  Trang chủ  
Thông tin về VP TBT
Mạng lưới TBT
Hoạt động thông báo
Hoạt động hỏi đáp
Văn bản pháp quy
Văn bản sắp ban hành
Các hoạt động khác
Tra cứu văn bản TBT
Bộ Giao thông vận tải
Cục Đăng kiểm
Cục đường sông
Cục đường bộ việt nam
Cục Hàng Hải Việt nam
Cục Hàng không VN

Tìm kiếm




www www.tbt-bgtvt.vn



Thách thức mới của ASEAN là cắt giảm các rào cản phi thuế đối với thương mại

Cho đến nay, thương mại nội khối của ASEAN vẫn ở mức thấp và trì trệ ở mức 25% trong gần hai thập kỷ qua. Chỉ có 1/5 đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở các nước ASEAN có nguồn gốc từ khu vực.

ASEAN thực sự đang theo đuổi các mục tiêu rộng lớn hơn. Việc thực hiện Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đưa ra một ví dụ rõ ràng. Các thành viên ban đầu của ASEAN đã sử dụng thỏa thuận này như một bước đệm để tự do hóa rộng hơn, và để thúc đẩy toàn cầu hóa. Bằng chứng nằm trong quyết định có chủ ý của các thành viên ban đầu để đưa ra các mức thuế ưu đãi cho các nước không phải thành viên trên cơ sở tối huệ quốc (MFN), nghĩa là một phần của ASEAN mở cửa giao dịch không chỉ với các thành viên khác mà với tất cả các quốc gia.

Hơn 90% dòng thuế của các nước ASEAN có mức ưu đãi bằng 0, trong đó thuế ưu đãi không thấp hơn thuế suất MFN. Hơn 70% giao dịch nội khối được thực hiện với mức MFN bằng 0. ASEAN hiếm khi sử dụng các ưu đãi. Đa phương hóa các ưu đãi đã giảm thiểu các phúc lợi, giảm hiệu ứng chệch hướng thương mại và một phần cho thương mại nội khối thấp. Đây là một dấu hiệu thành công. Hầu hết thương mại nội khối là thương mại liên quan đến chuỗi cung ứng về linh kiện và bộ phận. Các linh kiện này chủ yếu là miễn thuế do các thỏa thuận về sản phẩm cụ thể như hiệp định công nghệ thông tin của Tổ chức Thương mại thế giới, hoặc các thỏa thuận chung về hoàn thuế, kho ngoại quan hoặc đặc khu kinh tế đặc biệt.

Mặc dù đa phương hóa đã góp phần tăng trưởng thương mại trong khu vực, thúc đẩy tăng trưởng nhanh chóng về mặt tổng thể, ASEAN là khu vực xuất khẩu lớn thứ tư trên thế giới, chỉ sau Liên minh châu Âu, Bắc Mỹ và Trung Quốc. Dù ASEAN chỉ chiếm 3,3% GDP toàn cầu, nhưng đã tạo ra hơn 7% xuất khẩu. Nếu thương mại trong khu vực tăng trong tương lai, sẽ được thúc đẩy bởi các yếu tố khác ngoài ưu đãi. Việc giảm các rào cản phi thuế quan (NTBs) một cách không phân biệt đối xử có tiềm năng gia tăng thương mại dịch vụ. Ngược lại sự gia tăng các trở ngại phi thuế quan đối với thương mại là thách thức mới đối với ASEAN (ví dụ tăng từ 1634 NTB lên 5975 NTB trong giai đoạn 2000-2015).

NTBs không chỉ có khả năng hạn chế hơn thuế quan, mà còn khó tháo dỡ hơn. Ngoài ra, NTBs đang làm thay đổi các mục tiêu bởi vì có thể đưa được thực hiện dưới các hình thức mới ngay khi được đặt ra mục tiêu của mỗi NTB. NTB có thể khó xác định, khó theo dõi và khó tháo dỡ hơn, nhưng điều này không làm giảm hiệu quả của các chiến lược đa phương. Không giống như thuế quan, việc trao đổi nhượng bộ trong các NTBs thường khó khăn hoặc tốn kém để được trao đổi ưu đãi. Đa phương hóa vẫn là cách tốt nhất của ASEAN để tiến về phía trước - để giải quyết vấn đề và để mang lại những lợi ích lớn nhất. Trong thiết kế ban đầu của Khu vực đầu tư ASEAN, khối này đã đưa ra ý tưởng cung cấp ưu đãi cho các nhà đầu tư từ các nước thành viên. Tuy nhiên, ASEAN đã tái khẳng định cam kết của mình với một môi trường đầu tư nước ngoài không phân biệt đối xử và mở, phản ánh các chế độ ở các nước thành viên riêng lẻ.

Theo Báo Công thương

Các bài đã đăng:

  Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP): Tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh cải cách(5/11/2018)
  7 quốc gia tranh chấp thuế quan với Mỹ tại WTO(2/11/2018)
  Dự án Xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 1: 10 năm vẫn loay hoay(1/11/2018)
  Ôtô Hyundai và Kia sẽ dùng năng lượng mặt trời từ 2019(1/11/2018)

  Công nghiệp hỗ trợ ô tô: Tỷ lệ nội địa hóa còn thấp(31/10/2018)
  Nhiều giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp logistics(30/10/2018)
  FDI 10 tháng: Nhật Bản dẫn đầu(30/10/2018)
  20 quốc gia ngăn cản Anh thực hiện đàm phán nhanh thỏa thuận WTO(29/10/2018)
  Ôtô nhập khẩu vào Việt Nam - một năm lách qua khe cửa hẹp(29/10/2018)
  Thuế 0%, người Việt lại mơ ô tô châu Âu giá rẻ(26/10/2018)

Tìm kiếm tin trong ngày

Thách thức mới của ASEAN là cắt giảm các rào cản phi thuế đối với thương mại

 

Số lần truy cập:
5656711

TIN MỚI


Thông tư số 30/2023/TT-BGTVT ban hành 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện giao thông đường sắt.
8/11/2023
Dự thảo Thông tư Quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt
26/7/2023
Ban hành 03 Quy chuản kỹ thuật quốc gia về linh kiện, thiết bị của phương tiện giao thông đường sắt
17/4/2023
Công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ GTVT được tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa
2/2/2023
Thừa nhận giấy chứng nhận, kết quả đánh giá sự phù hợp cấp cho xe cơ giới theo các Điều ước quốc tế
2/1/2023

Liên kết các website


Thông tin mới
Giá xe máy tham khảo
Giá ô tô sx trong nước tham khảo
Giá ô tô nhập khẩu tham khảo

VĂN PHÒNG TBT BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Địa chỉ: 18 Đường Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại:04-7684838 ,Fax:04-7684840 , Email:tbtbgtvt@vr.org.vn