| Tiếng Việt |  English |  Liên hệ |     Chào mừng Quý vị đến với Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp của Bộ Giao thông vận tải về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

  Trang chủ  
Thông tin về VP TBT
Mạng lưới TBT
Hoạt động thông báo
Hoạt động hỏi đáp
Văn bản pháp quy
Văn bản sắp ban hành
Các hoạt động khác
Tra cứu văn bản TBT
Bộ Giao thông vận tải
Cục Đăng kiểm
Cục đường sông
Cục đường bộ việt nam
Cục Hàng Hải Việt nam
Cục Hàng không VN

Tìm kiếm




www www.tbt-bgtvt.vn



CPTPP: Quá trình phê chuẩn của các nước thành viên

Hiệp định Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay còn gọi là TPP-11, là hiệp định thương mại giữa 11 nước thành viên gồm: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Khi CPTPP được hình thành, 11 nền kinh tế thành viên chiếm tới 13,4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, xấp xỉ 13,5 nghìn tỷ USD, đưa CPTPP trở thành khu vực thương mại tự do lớn thứ ba trên thế giới về GDP, sau khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) - nay là Hiệp định USMCA và Liên minh châu Âu (EU).

Hiệp định CPTPP tham chiếu hầu hết các điều khoản của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhưng bỏ ngỏ 22 điều khoản. TPP đã được ký vào ngày 04/02//2016 nhưng đã bị ngừng lại với việc Mỹ rút khỏi hiệp định. Sau đó, vào tháng 5/2017, tất cả 11 nước ký kết TPP ban đầu đã thống nhất khôi phục lại hiệp định và đạt được thỏa thuận vào tháng 1/2018 nhằm hoàn tất CPTPP. Lễ ký kết chính thức của hiệp định này đã được tổ chức ngày 08/03/2018 tại Santiago, Chile. Theo quy định cam kết, hiệp định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi được phê chuẩn bởi ít nhất 50% số nước ký kết (tương đương 6 trên 11 nước tham gia CPTPP).

2/3 các điều khoản trong Hiệp định CPTPP tương tự với dự thảo TPP tại thời điểm Mỹ rút khỏi hiệp định. Ví dụ như chương về doanh nghiệp nhà nước không thay đổi, yêu cầu các bên ký kết chia sẻ thông tin về doanh nghiệp nhà nước với mục đích tham gia vào vấn đề can thiệp của nhà nước trên thị trường. Chương này bao gồm các tiêu chuẩn chi tiết nhất về sở hữu trí tuệ của bất kỳ hiệp định thương mại nào, cũng như các biện pháp chống trộm cắp sở hữu trí tuệ đối với các công ty hoạt động ở nước ngoài.

22 điều khoản TPP được coi là ưu tiên của Mỹ nhưng không phải ưu tiên của các đối tác đàm phán khác, đã bị bỏ ngỏ hoặc được sửa đổi từ Hiệp định CPTPP đã ký kết. Một trong những điều khoản tranh cãi nhất được Mỹ ủng hộ là tăng cường khả năng của các công ty trong việc kiện các chính phủ quốc gia, đặc biệt là các quy định nghiêm ngặt về phát triển dầu và khí đốt. Một điều khác là sự khăng khăng của Mỹ trong việc gia hạn bản quyền tác giả kéo dài hơn 70 năm, không phải tiêu chuẩn ở các quốc gia khác và mức thời gian này đã được giảm đáng kể trong Hiệp định CPTPP.

Tại vòng đàm phán được tổ chức bên lề Hội nghị Cấp cao của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) hồi tháng 11/2017 tại Đà Nẵng (Việt Nam), Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã từ chối ký hiệp định về nguyên tắc, bảo lưu các điều khoản về văn hóa và ôtô. Canada nhấn mạnh quyền văn hóa và ngôn ngữ đặc biệt liên quan đến thiểu số nói tiếng Pháp tại nước này cần được bảo vệ. Đến tháng 1/2018, Canada tuyên bố sẽ ký Hiệp định CPTPP sau khi nhận được các thư trao đổi song phương mang tính ràng buộc của mọi nước thành viên CPTPP khác về vấn đề văn hóa, cũng như các hiệp định song phương với Nhật Bản, Malaysia và Australia liên quan đến các rào cản phi thuế quan.

Trải qua khá nhiều gian nan và thăng trầm, cho đến nay, Hiệp định CPTPP sẽ có hiệu lực vào ngày 30/12/2018 sau khi có đủ 6 nước thành viên hoàn tất thủ tục phê chuẩn, cụ thể là: Ngày 28/6/2018, Mexico trở thành quốc gia đầu tiên hoàn thành thủ tục phê chuẩn trong nước đối với CPTPP mà tại thời điểm đó, Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto cho rằng với hiệp định thế hệ mới này, Mexico đa dạng hóa các mối quan hệ kinh tế với thế giới và thể hiện các cam kết cởi mở và thương mại tự do. Ngày 06/7/2018, Nhật Bản trở thành quốc gia thứ hai phê chuẩn hiệp định. Ngày 19/7/2018, Singapore là quốc gia thứ ba phê chuẩn hiệp định và ký gửi văn kiện phê chuẩn. Ngày 17/10/2018, Quốc hội liên bang Australia đã thông qua văn kiện pháp lý của Thượng viện và văn kiện phê chuẩn chính thức được ký gửi vào ngày 31/10. Ngày 25/10/2018, New Zealand đã phê chuẩn chính thức CPTPP. Cũng trong ngày 25/10, Quốc hội Canada đã thông qua văn kiện pháp lý và phê chuẩn chính thức được ký gửi ngày 29/10.

Tại Việt Nam, ngày 20/9/2018, Chủ tịch nước đã có Tờ trình số 04/TTr-CTN trình Quốc hội về việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP. Văn phòng Quốc hội đã đưa nội dung thẩm tra và xem xét phê chuẩn hiệp định vào chương trình làm việc của Quốc hội tại kỳ họp tháng 10/2018. Theo kế hoạch, CPTPP sẽ được phê chuẩn vào giữa tháng 11/2018.

Việc phê chuẩn và thực thi CPTPP sẽ mang lại những lợi ích kinh tế thiết thực và mạnh mẽ cho Việt Nam, như một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới đã cho biết hiệp định này dự kiến sẽ đẩy mạnh hơn nữa mô hình tăng trưởng đầu tư và xuất khẩu của Việt Nam. Ngay cả với các giả định thận trọng thì Ngân hàng Thế giới ước tính, CPTPP sẽ giúp tăng GDP của Việt Nam lên 1,1% vào năm 2030. Nghiên cứu cũng cho thấy tất cả các nhóm thu nhập được kỳ vọng hưởng lợi từ hiệp định mới này, mặc dù các công nhân có tay nghề cao hơn trong nhóm 60% phân phối thu nhập có thể đạt được nhiều lợi ích hơn.

Ngoài ra, sự gia tăng FDI dự kiến sẽ dẫn đến việc mở rộng hơn nữa các lĩnh vực dịch vụ và thúc đẩy tăng trưởng năng suất, tạo cơ hội cho các công ty tư nhân trong nước hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu và thúc đẩy sự phát triển của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo Báo Công thương

Các bài đã đăng:

  Thị trường ôtô Việt Nam và Đông Nam Á khởi sắc(9/11/2018)
  Định hình kinh tế 2019(9/11/2018)
  Hiệp định thương mại tự do EU- Nhật Bản vượt qua trở ngại để có hiệu lực vào năm 2019(8/11/2018)
  Động lực thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư Việt Nam - Liên bang Nga(8/11/2018)

  Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về hoạt động kinh doanh tại Việt Nam(7/11/2018)
  Hiệp định thương mại tự do EU- Nhật Bản vượt qua trở ngại để có hiệu lực vào năm 2019(6/11/2018)
  Hãng xe Hyundai để tuột mất “ánh hào quang” như thế nào?(6/11/2018)
  Thách thức mới của ASEAN là cắt giảm các rào cản phi thuế đối với thương mại(5/11/2018)
  Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP): Tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh cải cách(5/11/2018)
  7 quốc gia tranh chấp thuế quan với Mỹ tại WTO(2/11/2018)

Tìm kiếm tin trong ngày

CPTPP: Quá trình phê chuẩn của các nước thành viên

 

Số lần truy cập:
5653592

TIN MỚI


Thông tư số 30/2023/TT-BGTVT ban hành 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện giao thông đường sắt.
8/11/2023
Dự thảo Thông tư Quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt
26/7/2023
Ban hành 03 Quy chuản kỹ thuật quốc gia về linh kiện, thiết bị của phương tiện giao thông đường sắt
17/4/2023
Công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ GTVT được tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa
2/2/2023
Thừa nhận giấy chứng nhận, kết quả đánh giá sự phù hợp cấp cho xe cơ giới theo các Điều ước quốc tế
2/1/2023

Liên kết các website


Thông tin mới
Giá xe máy tham khảo
Giá ô tô sx trong nước tham khảo
Giá ô tô nhập khẩu tham khảo

VĂN PHÒNG TBT BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Địa chỉ: 18 Đường Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại:04-7684838 ,Fax:04-7684840 , Email:tbtbgtvt@vr.org.vn