| Tiếng Việt |  English |  Liên hệ |     Chào mừng Quý vị đến với Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp của Bộ Giao thông vận tải về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

  Trang chủ  
Thông tin về VP TBT
Mạng lưới TBT
Hoạt động thông báo
Hoạt động hỏi đáp
Văn bản pháp quy
Văn bản sắp ban hành
Các hoạt động khác
Tra cứu văn bản TBT
Bộ Giao thông vận tải
Cục Đăng kiểm
Cục đường sông
Cục đường bộ việt nam
Cục Hàng Hải Việt nam
Cục Hàng không VN

Tìm kiếm




www www.tbt-bgtvt.vn



CPTPP: Kỳ vọng tăng trưởng xuất khẩu và thu hút FDI

Chiều 12/11, Quốc hội đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan với 100% đại biểu có mặt tán thành. Hiệp định này được kỳ vọng thay đổi cả về lượng và chất, giúp tăng trưởng xuất khẩu và hoàn thiện môi trường kinh doanh, thể chế, từ đó thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Hiệp định CPTPP, tiền thân là TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương) gồm 11 nước: New Zealand, Canada, Nhật Bản, Mexico, Singapore, Brunei, Chile, Malaysia, Peru, Australia và Việt Nam. Các cuộc đàm phán Hiệp định CPTPP kết thúc hôm 23/1 tại Tokyo, Nhật. Hiệp định được ký kết vào ngày 8/3 tại Santiago, Chile.

Và ngày 12/11, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIV đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định CPTPP. Như vậy Việt Nam chính thức là quốc gia thứ 7 thông qua hiệp định này. Trước đó New Zealand, Canada, Australia, Nhật Bản, Mexico và Singapore đã thông qua hiệp định.

Việc Việt Nam phê chuẩn Hiệp định CPTPP cũng chính là một bước cụ thể hóa chiến lược về đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ hợp tác quốc tế của Việt Nam. CPTPP sẽ mở thêm nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi, góp phần vào việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang các nước ở cả 3 châu lục: châu Á, châu Mỹ và châu Đại Dương, trong đó có những thị trường lớn như: Nhật Bản, Australia, Canada.

Khẳng định những lợi thế mà Hiệp định CPTPP mang lại, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh nhấn mạnh: “Hiệp định này sẽ thay đổi cả về lượng và chất”.

“Về lượng, kỳ vọng Hiệp định CPTPP sẽ tăng trưởng về xuất khẩu, tuy không lớn như trước đây vì Hoa Kỳ đã rút khỏi hiệp định, nhưng cũng tăng trưởng đáng kể. Tăng trưởng về xuất khẩu, từ đó sẽ tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam. Theo một số dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam tăng từ 1-2% từ nay đến năm 2030” - Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho hay.

Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến năm 2035, CPTPP có thể giúp GDP, xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam tăng tương ứng là 1,32%; 4,04% và 3,8%. Với CPTTP, Việt Nam có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn, từ đó giúp nền kinh tế nâng cao tính độc lập, tự chủ, cũng như cơ hội tham gia chuỗi cung ứng hình thành sau khi CPTPP có hiệu lực.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, điều Chính phủ kỳ vọng chính là tăng trưởng về chất, giúp Việt Nam cải thiện toàn diện môi trường kinh doanh và môi trường thể chế, thay đổi chính sách, pháp luật trong nước để tiến gần hơn đến chuẩn mực hiện đại, từ đó thúc đẩy đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), lũy kế đến nay, các nhà đầu tư Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam trên 56,2 tỷ USD. Con số này của nhà đầu tư Singapore là 46,2 tỷ USD, còn của Malaysia là 12,5 tỷ USD, Canada 5 tỷ USD, Australia gần 1,86 tỷ USD, Brunei hơn 1 tỷ USD...

Hiện nay, trong số 11 quốc gia thành viên CPTPP, ngoài Pêru chưa có dự án đầu tư vào Việt Nam, thì tất cả các thành viên còn lại đều đã đầu tư vào Việt Nam. Tổng cộng, các nước thành viên CPTPP đã đầu tư vào Việt Nam khoảng 123 tỷ USD, chiếm gần 37% tổng vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam trong hơn 3 thập kỷ vừa qua. Đây là một con số không hề nhỏ, cho thấy đầu tư của các thành viên CPTPP có ý nghĩa rất lớn đối với thu hút FDI của Việt Nam.

Theo Báo Công thương

Các bài đã đăng:

  Lượng ô tô nhập khẩu vào Việt Nam bắt đầu giảm(13/11/2018)
  Ông Trump trách Nhật 'không công bằng' vì không mua xe hơi Mỹ(12/11/2018)
  CPTPP: Quá trình phê chuẩn của các nước thành viên(12/11/2018)
  Thị trường ôtô Việt Nam và Đông Nam Á khởi sắc(9/11/2018)

  Định hình kinh tế 2019(9/11/2018)
  Hiệp định thương mại tự do EU- Nhật Bản vượt qua trở ngại để có hiệu lực vào năm 2019(8/11/2018)
  Động lực thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư Việt Nam - Liên bang Nga(8/11/2018)
  Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về hoạt động kinh doanh tại Việt Nam(7/11/2018)
  Hiệp định thương mại tự do EU- Nhật Bản vượt qua trở ngại để có hiệu lực vào năm 2019(6/11/2018)
  Hãng xe Hyundai để tuột mất “ánh hào quang” như thế nào?(6/11/2018)

Tìm kiếm tin trong ngày

CPTPP: Kỳ vọng tăng trưởng xuất khẩu và thu hút FDI

 

Số lần truy cập:
5621044

TIN MỚI


Thông tư số 30/2023/TT-BGTVT ban hành 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện giao thông đường sắt.
8/11/2023
Dự thảo Thông tư Quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt
26/7/2023
Ban hành 03 Quy chuản kỹ thuật quốc gia về linh kiện, thiết bị của phương tiện giao thông đường sắt
17/4/2023
Công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ GTVT được tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa
2/2/2023
Thừa nhận giấy chứng nhận, kết quả đánh giá sự phù hợp cấp cho xe cơ giới theo các Điều ước quốc tế
2/1/2023

Liên kết các website


Thông tin mới
Giá xe máy tham khảo
Giá ô tô sx trong nước tham khảo
Giá ô tô nhập khẩu tham khảo

VĂN PHÒNG TBT BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Địa chỉ: 18 Đường Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại:04-7684838 ,Fax:04-7684840 , Email:tbtbgtvt@vr.org.vn