| Tiếng Việt |  English |  Liên hệ |     Chào mừng Quý vị đến với Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp của Bộ Giao thông vận tải về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

  Trang chủ  
Thông tin về VP TBT
Mạng lưới TBT
Hoạt động thông báo
Hoạt động hỏi đáp
Văn bản pháp quy
Văn bản sắp ban hành
Các hoạt động khác
Tra cứu văn bản TBT
Bộ Giao thông vận tải
Cục Đăng kiểm
Cục đường sông
Cục đường bộ việt nam
Cục Hàng Hải Việt nam
Cục Hàng không VN

Tìm kiếm




www www.tbt-bgtvt.vn



Kỳ vọng gì từ rà soát chính sách thương mại lần thứ 14 của Mỹ tại WTO?

Một trong những chức năng của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là giải quyết tranh chấp thương mại song phương và đa phương. Phiên rà soát chính sách thương mại lần thứ 14, được tổ chức ngày 17-19/12, tại WTO về các chính sách và thông lệ thương mại gần đây của Chính phủ Mỹ sẽ có tác động lớn đến thương mại tự do toàn cầu và các biện pháp thuế quan chung được thực hiện bởi mọi thành viên WTO.

Mặc dù Chính phủ Mỹ đã chặn yêu cầu đầu tiên của một số thành viên WTO, như Trung Quốc, EU và Canada, về việc Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO xác định liệu thuế quan của Mỹ đối với thép và nhôm có vi phạm các quy tắc thương mại tự do hay không, nhưng bản yêu cầu thứ hai hiện đã được phê duyệt và việc xem xét chắc chắn sẽ làm rõ tình trạng pháp lý của các biện pháp thuế quan của Mỹ.

Theo Điều I.1 của GATT được WTO thông qua, mỗi thành viên sẽ tuân thủ vô điều kiện về thuế và phí hải quan đối với tất cả hàng nhập khẩu. Quy tắc cơ bản này còn được gọi là đãi ngộ tối huệ quốc chung được đưa ra để thúc đẩy thương mại tự do giữa các quốc gia ký kết trong khuôn khổ của WTO. Nói một cách đơn giản, mỗi thành viên đơn phương thay đổi chính sách trong nước có thể ảnh hưởng đến thuế hải quan và thuế nhập khẩu vô điều kiện.

Với việc Mỹ áp thuế đối với thép và nhôm, chính sách đơn phương của nước này đã vi phạm nguyên tắc thương mại tự do. Mặc dù tổng thống Mỹ Donald Trump bảo vệ chính sách thương mại của mình dưới danh nghĩa “thâm hụt thương mại và các chính sách thương mại không công bằng”, nhưng WTO và các nước thành viên khác không nên chấp nhận các biện pháp đơn phương bất hợp pháp của Mỹ.

Ngoài ra, Điều II.1 của GATT quy định rằng, tất cả các quốc gia thành viên phải tuân theo các cam kết nhượng bộ WTO, đó là một quy tắc chung thiết lập các nhượng bộ và cam kết thuế quan cụ thể cho các hàng hóa nói chung được nhập khẩu và xuất khẩu thường xuyên trên thị trường quốc tế.

Là một trong những thành tựu của đàm phán thương mại đa phương của WTO, quy tắc chung yêu cầu mọi quốc gia thành viên bảo đảm mức thuế quan của họ phù hợp với các cam kết đã ký kết với các quốc gia khác. Danh sách có thể thay đổi theo thời gian do sửa đổi, một thủ tục theo luật định yêu cầu kiểm tra chặt chẽ các công cụ pháp lý và đàm phán bình đẳng giữa các quốc gia liên quan. Do đó, không một biện pháp đơn phương nào về thuế quan của một quốc gia sẽ được WTO chấp nhận vì nó vi phạm thủ tục luật định. Vì thép và nhôm đều là hàng hóa nói chung, Chính phủ Mỹ nên bắt đầu thủ tục và đàm phán với các quốc gia khác trước thay vì thực hiện các biện pháp đơn phương. Trung Quốc, Canada, Mexico, Na Uy, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và EU đã gửi yêu cầu lần thứ hai tới Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO và Cơ quan giải quyết tranh chấp sau đó sẽ làm theo thủ tục để kiểm tra các biện pháp thuế quan của Hoa Kỳ.

Nói chung, việc xem xét của Cơ quan giải quyết tranh chấp có hai giai đoạn để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia có tranh chấp. Đầu tiên là giai đoạn tham vấn (tối đa 60 ngày), cho phép các bên tranh chấp tự giải quyết tranh chấp. Xem xét các tình huống hiện tại, không có khả năng Chính phủ Mỹ sẽ giải quyết tranh chấp với các quốc gia khác. Do đó, việc đánh giá rất có thể sẽ tiến hành đến giai đoạn thứ hai - đó là thành lập một hội đồng thường kéo dài trong 7 hoặc 8 tháng. Hội đồng này bao gồm các chuyên gia xem xét trường hợp cụ thể và đưa ra báo cáo cuối cùng cho Cơ quan giải quyết tranh chấp. Một báo cáo như vậy chỉ có thể bị từ chối với sự đồng thuận trong Cơ quan giải quyết tranh chấp, mà nhìn chung trên thực tế, không có khả năng xảy ra. Trong trường hợp đó, báo cáo cuối cùng trở thành một phán quyết ràng buộc. Các chuyên gia của hội đồng diễn giải nghiêm chỉnh các quy tắc và thủ tục của WTO, các quốc gia thành viên vi phạm các quy tắc hoặc thủ tục hiếm khi giành chiến thắng trong phán quyết của hội đồng. Do đó, Chính phủ Mỹ rất có thể bị phán quyết vì vi phạm quy định của WTO về các biện pháp thuế quan đơn phương.

Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ có thể chọn kháng cáo phán quyết của hội đồng. Điều này sẽ thêm 3 tháng nữa cho toàn bộ quá trình. Mặc dù vậy, kháng cáo chỉ xem xét các vấn đề pháp lý từ góc độ pháp luật, có nghĩa là không kiểm tra lại các bằng chứng hiện có hoặc xem xét các vấn đề mới. Nếu Chính phủ Mỹ bị thua trong phán quyết của hội đồng xét xử, kết quả kháng cáo rất có thể sẽ không thuận lợi cho nước này một lần nữa. Các quy tắc của WTO có thể bảo đảm rằng lợi ích của thương mại tự do được thực hiện, nhưng đòi hỏi tất cả các quốc gia thành viên phải tuân thủ các quy tắc. Chủ nghĩa đơn phương đi ngược lại xu hướng chung của thương mại toàn cầu, dẫn đến xói mòn lòng tin, xung đột và thậm chí là chiến tranh thương mại.

Theo Báo Công thương

Các bài đã đăng:

  CPTPP: Nhiều cơ hội, không ít thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam(17/12/2018)
  Sách Trắng về 17 năm gia nhập WTO của Trung Quốc(14/12/2018)
  Xúc tiến thương mại: “Chìa khóa” để hàng Việt vào ASEAN(11/12/2018)
  Nên có cách tiếp cận khác về PPP(10/12/2018)

  EU thống nhất hạn ngạch nhập khẩu sau Brexit cho các thành viên WTO(10/12/2018)
  Chỉnh cơ chế PPP để đón dòng vốn nước ngoài(7/12/2018)
  Trung Quốc tuyên bố sẽ nhanh chóng thực thi các thỏa thuận thương mại với Mỹ(6/12/2018)
  ‘Ông lớn’ Vinalines muốn đầu tư 2 bến Cảng trị giá gần 4.000 tỷ đồng(5/12/2018)
  Trung Quốc đồng ý giảm thuế ô tô nhập khẩu(4/12/2018)
  Lượng ô tô nhập khẩu tiếp tục tăng cao kỷ lục(3/12/2018)

Tìm kiếm tin trong ngày

Kỳ vọng gì từ rà soát chính sách thương mại lần thứ 14 của Mỹ tại WTO?

 

Số lần truy cập:
5621465

TIN MỚI


Thông tư số 30/2023/TT-BGTVT ban hành 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện giao thông đường sắt.
8/11/2023
Dự thảo Thông tư Quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt
26/7/2023
Ban hành 03 Quy chuản kỹ thuật quốc gia về linh kiện, thiết bị của phương tiện giao thông đường sắt
17/4/2023
Công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ GTVT được tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa
2/2/2023
Thừa nhận giấy chứng nhận, kết quả đánh giá sự phù hợp cấp cho xe cơ giới theo các Điều ước quốc tế
2/1/2023

Liên kết các website


Thông tin mới
Giá xe máy tham khảo
Giá ô tô sx trong nước tham khảo
Giá ô tô nhập khẩu tham khảo

VĂN PHÒNG TBT BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Địa chỉ: 18 Đường Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại:04-7684838 ,Fax:04-7684840 , Email:tbtbgtvt@vr.org.vn