| Tiếng Việt |  English |  Liên hệ |     Chào mừng Quý vị đến với Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp của Bộ Giao thông vận tải về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

  Trang chủ  
Thông tin về VP TBT
Mạng lưới TBT
Hoạt động thông báo
Hoạt động hỏi đáp
Văn bản pháp quy
Văn bản sắp ban hành
Các hoạt động khác
Tra cứu văn bản TBT
Bộ Giao thông vận tải
Cục Đăng kiểm
Cục đường sông
Cục đường bộ việt nam
Cục Hàng Hải Việt nam
Cục Hàng không VN

Tìm kiếm




www www.tbt-bgtvt.vn



Nhìn lại cuộc chiến thuế quan năm 2018 đã khiến cả Mỹ và Trung Quốc thiệt hại hàng tỷ USD

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã gây ra thiệt hại hàng tỷ đô la cho cả hai bên trong năm 2018, đánh vào các ngành ô tô, công nghệ và nông nghiệp.

Một số nhà kinh tế cho rằng, các ngành chuyên môn hóa bao gồm đậu tương của Mỹ đã bị tổn thương nghiêm trọng từ tranh chấp, đã có tác động bất lợi chung đối với cả hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Những tổn thất có thể khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình, có động lực để giải quyết sự chênh lệch thương mại trước thời hạn ngày 2/3/2019, mặc dù các cuộc đàm phán giữa các siêu cường kinh tế vẫn có thể bị phá hủy bất cứ lúc nào. Wally Tyner, nhà kinh tế nông nghiệp của Đại học Purdue cho biết, mỗi nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc mất khoảng 2,9 tỷ đô la hàng năm do thuế quan của Bắc Kinh đối với đậu tương, ngô, lúa mì và lúa miến.

Thương mại nông nghiệp bị gián đoạn làm tổn thương cả hai bên, đặc biệt khó khăn với Trung Quốc vì nước này là nhà nhập khẩu đậu tương lớn nhất thế giới và năm ngoái đã dựa vào Mỹ với giá trị 12 tỷ đô la hạt có dầu. Trung Quốc chủ yếu mua đậu tương từ Brazil kể từ khi áp thuế suất 25% đối với đậu tương Mỹ vào tháng 7 để trả đũa thuế quan của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc. Nhu cầu tăng cao đã đẩy chi phí đậu tương của Brazil lên mức kỷ lục so với các giao dịch kỳ hạn tương lai của Mỹ tại Chicago, là một ví dụ điển hình về cuộc chiến thương mại làm giảm doanh số cho các nhà xuất khẩu của Mỹ và tăng chi phí cho các nhà nhập khẩu Trung Quốc. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, tổng số lô hàng xuất khẩu nông sản của Mỹ sang Trung Quốc trong 10 tháng đầu năm 2018 đã giảm 42% so với một năm trước đó xuống còn khoảng 8,3 tỷ đô la. Hợp đồng kỳ hạn tương lai của đậu tương được giao dịch tích cực nhất trung bình 8,75 đô la mỗi giạ (giạ là đơn vị đo lường các hạt rời, 1 giạ bằng khoảng 35-40 lít)) từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2018, giảm từ mức trung bình 9,76 đô la trong cùng kỳ năm trước.

Tính đến ngày 28/12, hợp đồng kỳ hạn tương lai trong tháng cuối năm 2018 đạt trung bình 8,95 USD -1/2 giạ, giảm từ 9,61 USD-3/4 so với tháng 12 năm ngoái. Để bù đắp cho những người nông dân bị tổn thất, chính phủ Mỹ đã phân bổ khoảng 11 tỷ đô la để thanh toán trực tiếp và mua hàng nông sản cho các chương trình thực phẩm của chính phủ, sau khi tham khảo ý kiến ​​các nhà kinh tế. Mark Watne, chủ tịch của Liên minh Nông dân Bắc Dakota cho biết, ở Bắc Dakota, nơi xuất khẩu cây trồng sang Trung Quốc thông qua các cảng ở Tây Bắc Thái Bình Dương, nhưng nông dân trồng đậu tương phải đối mặt với thiệt hại ít nhất 280 triệu đô la vì thuế quan của Bắc Kinh. Thuế quan của Trung Quốc đã cải thiện tỷ suất lợi nhuận cho các nhà máy nghiền đậu tương của Mỹ như Archer Daniels Midland Co bằng cách để lại nguồn cung đậu tương giá rẻ dồi dào cho thị trường nội địa. Các nhà máy đậu tương Trung Quốc, mặt khác, mua đậu tương theo giá trước khi bị đánh thuế quan. Điều này dẫn đến tình trạng thừa cung làm giảm chi phí cận biên trong sản xuất của Trung Quốc và khiến các nhà máy trong mùa hè này phải thực hiện những cắt giảm lớn nhất trong nhiều năm qua đối với việc sản xuất sữa đậu nành dùng để nuôi gia súc.

Trung Quốc đã nối lại việc mua đậu tương của Mỹ vào đầu tháng 12 sau thỏa thuận “đình chiến” thương mại được các nhà lãnh đạo hai nước đồng ý tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Argentina. Nhưng Bắc Kinh đã giữ mức thuế 25% đối với hạt có dầu từ Mỹ, điều này đã hạn chế hiệu quả việc mua hàng của Trung Quốc. Một nhóm quản lý tại một nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn của Trung Quốc cho biết, với các mức thuế, hạt đậu có thể đi vào hệ thống thương mại. Việc mua sẽ có tác động rất hạn chế đến thị trường. Trung Quốc cũng chịu thiệt hại khi các sản phẩm như pin điện thoại bị áp thuế quan của Mỹ và khách hàng bắt đầu tìm mua từ các quốc gia khác. Một nghiên cứu do Hiệp hội Công nghệ Người tiêu dùng thực hiện cho thấy, thuế quan của Mỹ đối với các sản phẩm nhập khẩu của Trung Quốc khiến ngành công nghệ này phải trả thêm 1 tỷ USD mỗi tháng.

Cuộc xung đột cũng siết chặt các công ty bán lẻ, sản xuất và xây dựng của Mỹ phải trả nhiều tiền hơn cho kim loại và các hàng hóa khác. Áp lực giá đầu vào vẫn tăng một phần do thuế quan, đặc biệt là trong sản xuất và xây dựng, và các công ty đang vật lộn để chuyển các chi phí cao hơn này cho khách hàng, Cục Dự trữ Liên bang Dallas cho biết. Các nhà sản xuất ô tô lớn ở Detroit là General Motors, Ford và Fiat Chrysler Automobiles - cho biết chi phí thuế quan cao hơn sẽ dẫn đến lợi nhuận bị giảm khoảng 1 tỷ đô la trong năm 2018. Và tổn thất này vẫn đang diễn ra, các nhà kinh tế cho biết, đồng thời chờ đợi một cú huých trong năm 2019.

Theo báo Công thương

Các bài đã đăng:

  Kinh tế 2018: Thành quả tăng trưởng không còn là lâu đài cát(2/1/2019)
  Năm 2019, kinh tế thế giới sẽ thực sự “ngấm đòn” chiến tranh thương mại(27/12/2018)
  Hiện tượng mới trong thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam(26/12/2018)
  Tăng cường kết nối doanh nghiệp với các nước ASEAN(25/12/2018)

  Vì sao ngành xe điện Trung Quốc bất ngờ giỏi hơn cả Đức, Nhật? (24/12/2018)
  Tìm "cửa" cho doanh nghiệp nội tham gia chuỗi cung ứng và logistics ở nước ngoài(20/12/2018)
  Kỳ vọng gì từ rà soát chính sách thương mại lần thứ 14 của Mỹ tại WTO?(18/12/2018)
  CPTPP: Nhiều cơ hội, không ít thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam(17/12/2018)
  Sách Trắng về 17 năm gia nhập WTO của Trung Quốc(14/12/2018)
  Xúc tiến thương mại: “Chìa khóa” để hàng Việt vào ASEAN(11/12/2018)

Tìm kiếm tin trong ngày

Nhìn lại cuộc chiến thuế quan năm 2018 đã khiến cả Mỹ và Trung Quốc thiệt hại hàng tỷ USD

 

Số lần truy cập:
5654245

TIN MỚI


Thông tư số 30/2023/TT-BGTVT ban hành 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện giao thông đường sắt.
8/11/2023
Dự thảo Thông tư Quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt
26/7/2023
Ban hành 03 Quy chuản kỹ thuật quốc gia về linh kiện, thiết bị của phương tiện giao thông đường sắt
17/4/2023
Công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ GTVT được tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa
2/2/2023
Thừa nhận giấy chứng nhận, kết quả đánh giá sự phù hợp cấp cho xe cơ giới theo các Điều ước quốc tế
2/1/2023

Liên kết các website


Thông tin mới
Giá xe máy tham khảo
Giá ô tô sx trong nước tham khảo
Giá ô tô nhập khẩu tham khảo

VĂN PHÒNG TBT BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Địa chỉ: 18 Đường Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại:04-7684838 ,Fax:04-7684840 , Email:tbtbgtvt@vr.org.vn