| Tiếng Việt |  English |  Liên hệ |     Chào mừng Quý vị đến với Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp của Bộ Giao thông vận tải về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

  Trang chủ  
Thông tin về VP TBT
Mạng lưới TBT
Hoạt động thông báo
Hoạt động hỏi đáp
Văn bản pháp quy
Văn bản sắp ban hành
Các hoạt động khác
Tra cứu văn bản TBT
Bộ Giao thông vận tải
Cục Đăng kiểm
Cục đường sông
Cục đường bộ việt nam
Cục Hàng Hải Việt nam
Cục Hàng không VN

Tìm kiếm




www www.tbt-bgtvt.vn



Các DN Việt Nam cần làm gì để tận dụng cơ hội từ CPTPP?

Ngày 14/1/2019, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam. Theo đó, các quốc gia tham gia CPTPP cam kết cắt giảm hàng nghìn dòng thuế đối với hàng hoá của các nước thành viên theo lộ trình. Các doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để tận dụng cơ hội từ hiệp định này? - là câu hỏi được các chuyên gia, nhà quản lý và đại diện nhiều doanh nghiệp luận giải trong hội thảo CPTPP với doanh nghiệp Việt: “Lợi ích hay thách thức” diễn ra ngày 18/1 tại Hà Nội.

CPTTP củng cố vai trò Việt Nam

Để có cái nhìn tổng thể, toàn diện về CPTPP, bà Phạm Quỳnh Mai - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương - cho biết, Hiệp định CPTPP được 11 nước thành viên sáng lập, gồm: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Singapore, New Zealand, Peru và Việt Nam và hướng tới mục tiêu cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, mở cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại, đồng thời xử lý những vấn đề mới, phi truyền thống như lao động, môi trường, mua sắm...

Tham gia hiệp định này, Việt Nam cam kết cắt giảm gần 100% dòng thuế; cam kết đối với hoạt động mua sắm công; cam kết đối với lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước; cam kết cho phép người lao động thành lập tổ chức của người lao động không nhất thiết trực thuộc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam; cam kết về vấn đề môi trường, thương mại điện tử...

Ngoài các lĩnh vực truyền thống nói trên, Việt Nam cũng có một số cam kết khác, phi truyền thống, như: lao động, sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp Nhà nước, mua sắm công, môi trường...

“Dù không còn Mỹ, CPTTP vẫn chiếm quy mô thị trường khoảng 13,5% GDP toàn cầu” - bà Mai nói và nhấn mạnh, về kinh tế, hiệp định này sẽ tạo động lực thúc đẩy mở cửa, phát triển thị trường xuất khẩu cho hàng hoá của Việt Nam. Bên cạnh đó, CPTTP còn thúc đẩy cải cách, tạo thuận lợi cho kinh doanh, xóa bỏ rào cản thương mại, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giúp xóa đói giảm nghèo.

Tuy nhiên, theo bà Mai, việc tham gia Hiệp định CPTTP cũng sẽ đưa đến không ít thách thức cho không chỉ cộng đồng doanh nghiệp mà cả nền kinh tế của Việt Nam, nhất là trong việc cạnh tranh với hàng hoá của các nước tham gia Hiệp định này.

Làm gì để tận dụng cơ hội từ CPTPP

Chia sẻ quan điểm của bà Phạm Quỳnh Mai, bà Bùi Kim Thùy - nguyên thành viên Đoàn đàm phán CPTPP của Việt Nam, đại diện Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN tại Việt Nam - nhấn mạnh, Việt Nam đã và đang tham gia 16 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có 12 FTA đã ký, như: ATIGA, ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Hàn Quốc,... và 4 FTA đang đàm phán, như: RCEP, Việt Nam - Israel...

Và, “CPTPP là một FTA toàn diện” - bà Thùy nói và nhấn mạnh, cùng với cam kết về thuế quan, CPTPP có một nội dung hết sức quan trọng khác liên quan đến quy tắc xuất xứ hàng hoá và chỉ khi vượt qua được các đòi hỏi về nguyên tắc xuất xứ này thì các mặt hàng xuất khẩu của các nước thành viên CPTPP, trong đó có Việt Nam mới được hưởng mức thuế ưu đãi. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có ý thức tìm hiểu cụ thể và tuân thủ chặt chẽ các quy tắc xuất xứ để có thể xuất khẩu hàng hóa.

Làm rõ hơn, bà Thùy cho biết, quy tắc xuất xứ hàng hoá sẽ xác định hàng hóa nhập khẩu đủ điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế quan hay không, đồng thời đảm bảo sự cân bằng giữa "thuận lợi hóa thương mại" và "phòng tránh gian lận thương mại".

Từ thực tiễn ngành chăn nuôi, ông Nguyễn Cao Trí - Tổng giám đốc Công ty NS BlueScope Lysaght Việt Nam - chia sẻ, tham gia CPTPP chắc chắn các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các quốc gia chuyên về chăn nuôi vốn đã có nhiều điểm mạnh về thương hiệu dựa trên quy mô hệ thống quản lý trang trại, chất lượng sản phẩm… trong khi ngành chăn nuôi của Việt Nam chưa đủ sức cạnh tranh.

Đưa giải pháp, vị đại diện NS BlueScope Lysaght Việt Nam cho rằng, trước hết Việt Nam cần xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp để tạo ra vùng trọng điểm trong chăn nuôi như mô hình của các nước tiên tiến.

Cũng chia sẻ quan điểm liên quan đến ngành hàng cụ thể, ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệp May Việt Nam - chỉ rõ, dù là ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn song chúng ta vẫn chủ yếu làm gia công với khoảng 76% lao động trong ngành dệt may là lao động phổ thông. Đây là thách thức rất lớn với các doanh nghiệp trong ngành. Và để tận dụng cơ hội từ CPTPP, ông Cẩm cho rằng, trước hết các doanh nghiệp phải hiểu về CPTTP, chủ động nắm bắt thông tin thị trường và tạo được mối liên kết chặt chẽ với nhau, hình thành chuỗi liên kết doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Bên cạnh đó, nhà nước cần có chính sách phát triển dài hạn trong 10-15 năm thông qua việc quy hoạch các khu công nghiệp tập trung để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển, hình thành chuỗi sản xuất khép kín. Đây cũng là cơ sở quan trọng để các doanh nghiệp tập trung nguồn lực đầu tư công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực.

Theo Báo Công thương

Các bài đã đăng:

  Không có xe giá rẻ, người Việt vẫn mua nhiều ôtô năm 2018(18/1/2019)
  Bước ngoặt lớn trong chiến lược thu hút FDI(17/1/2019)
  Ô tô nội đắt hàng, thị trường chờ sức bật năm 2019(16/1/2019)
  WEF 2019: Toàn cầu hóa cần tập trung vào con người(16/1/2019)

  Các biện pháp đánh thuế trả đũa của Trung Quốc đang hiệu quả hơn Mỹ?(15/1/2019)
  CPTPP được kỳ vọng sẽ thúc đẩy cải cách tại Việt Nam(15/1/2019)
  Phụ tùng xe hơi có nguy cơ khan hàng, tăng giá(14/1/2019)
  Nghịch lý mùa Tết, ô tô nội ế khách, đồng loạt giảm giá(11/1/2019)
  Đầu năm, giá ôtô tại Việt Nam đã lên xuống thất thường(10/1/2019)
  Bamboo Airways chính thức được quyền bay thương mại(9/1/2019)

Tìm kiếm tin trong ngày

Các DN Việt Nam cần làm gì để tận dụng cơ hội từ CPTPP?

 

Số lần truy cập:
5668313

TIN MỚI


Thông tư số 30/2023/TT-BGTVT ban hành 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện giao thông đường sắt.
8/11/2023
Dự thảo Thông tư Quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt
26/7/2023
Ban hành 03 Quy chuản kỹ thuật quốc gia về linh kiện, thiết bị của phương tiện giao thông đường sắt
17/4/2023
Công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ GTVT được tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa
2/2/2023
Thừa nhận giấy chứng nhận, kết quả đánh giá sự phù hợp cấp cho xe cơ giới theo các Điều ước quốc tế
2/1/2023

Liên kết các website


Thông tin mới
Giá xe máy tham khảo
Giá ô tô sx trong nước tham khảo
Giá ô tô nhập khẩu tham khảo

VĂN PHÒNG TBT BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Địa chỉ: 18 Đường Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại:04-7684838 ,Fax:04-7684840 , Email:tbtbgtvt@vr.org.vn