| Tiếng Việt |  English |  Liên hệ |     Chào mừng Quý vị đến với Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp của Bộ Giao thông vận tải về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

  Trang chủ  
Thông tin về VP TBT
Mạng lưới TBT
Hoạt động thông báo
Hoạt động hỏi đáp
Văn bản pháp quy
Văn bản sắp ban hành
Các hoạt động khác
Tra cứu văn bản TBT
Bộ Giao thông vận tải
Cục Đăng kiểm
Cục đường sông
Cục đường bộ việt nam
Cục Hàng Hải Việt nam
Cục Hàng không VN

Tìm kiếm




www www.tbt-bgtvt.vn



CPTPP với doanh nghiệp: Lợi ích hay thách thức?

Tại Hội thảo "Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với doanh nghiệp: Lợi ích hay thách thức?", vừa diễn ra tại Hà Nội, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, doanh nghiệp cần chủ động trong "sân chơi" này.

CPTPP có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 14/1/2019, mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp, song cũng đi kèm thách thức rất lớn. Các lĩnh vực, ngành hàng như dệt may, giày dép, cà phê, chè, hạt tiêu... sẽ được hưởng lợi nhiều từ CPTPP. Nhưng, lĩnh vực khác, chẳng hạn ôtô, thực phẩm, chăn nuôi… có thể phải chịu tác động từ các cam kết. Ngay cả đối với ngành dệt may, dù được cho là sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ những ưu đãi thuế quan, song theo bà Bùi Kim Thùy - chuyên gia của Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN, ngành dệt may sẽ phải chịu tác động mạnh nhất từ các cam kết trong CPTPP.

Nguyên nhân, theo ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam - việc phải nhập khẩu lượng lớn vải từ nước không tham gia CPTPP (Trung Quốc…), thì khó có thể tận dụng tốt ưu đãi thuế quan từ xuất xứ hàng hóa. Các thành viên CPTPP khác có ngành sản xuất vải phát triển sẽ tận dụng được tối đa ưu đãi, thậm chí có thể còn dùng cơ chế phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất vải trong nước, điều này sẽ khiến doanh nghiệp may mặc Việt Nam phải đối mặt với áp lực cạnh tranh rất lớn. Bên cạnh đó, trình độ nguồn nhân lực ngành dệt may còn thấp, 76% vẫn là lao động phổ thông.

Để giải quyết "điểm nghẽn" trên, ông Trương Văn Cẩm cho rằng, ngoài cơ chế, chính sách của nhà nước, doanh nghiệp dệt may phải chủ động tìm hiểu kỹ cơ chế ưu đãi, cam kết trong CPTTP. Từ đó, xác định thế mạnh, điểm yếu để đưa ra chiến lược phát triển thích hợp; chú trọng đến đầu tư sản xuất vải (in, nhuộm, hoàn thiện) trong nước. Bên cạnh đó, cơ chế, chính sách của nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp về quy hoạch, đất đai… để hình thành khu công nghiệp tập trung chuyên ngành lĩnh vực này.

Đối với ngành chăn nuôi, ông Nguyễn Cao Trí - Tổng giám đốc NS BlueScope Lysaght Việt Nam - khuyến nghị: Để sản phẩm chăn nuôi khai thác tốt thị trường CPTPP, doanh nghiệp cần chủ động liên kết với người chăn nuôi để tạo ra những vùng chăn nuôi trọng điểm theo chuỗi từ sản xuất, chế biến, đến phát triển thị trường tiêu thụ.

Ông Đỗ Văn Huệ - Ủy viên thường trực Câu lạc bộ Nông nghiệp CNC Việt Nam - cho biết, đa số doanh nghiệp nông nghiệp vẫn chưa chủ động được thị trường xuất khẩu, chủ yếu vẫn phải gia công sản phẩm cho đối tác nước ngoài, rất rủi ro, bị động. Để tận dụng cơ hội từ CPTPP, trước hết, doanh nghiệp nông nghiệp phải nghiên cứu, tìm hiểu kỹ nội dung cam kết trong CPTPP, từ đó đưa ra phương án tổ chức sản xuất, thị trường hợp lý...

Theo Báo Công thương

Các bài đã đăng:

  Củng cố và phát triển quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam-Australia(22/1/2019)
  Việt Nam đang có cơ hội lớn để thu hút FDI(21/1/2019)
  Các DN Việt Nam cần làm gì để tận dụng cơ hội từ CPTPP?(18/1/2019)
  Không có xe giá rẻ, người Việt vẫn mua nhiều ôtô năm 2018(18/1/2019)

  Bước ngoặt lớn trong chiến lược thu hút FDI(17/1/2019)
  Ô tô nội đắt hàng, thị trường chờ sức bật năm 2019(16/1/2019)
  WEF 2019: Toàn cầu hóa cần tập trung vào con người(16/1/2019)
  Các biện pháp đánh thuế trả đũa của Trung Quốc đang hiệu quả hơn Mỹ?(15/1/2019)
  CPTPP được kỳ vọng sẽ thúc đẩy cải cách tại Việt Nam(15/1/2019)
  Phụ tùng xe hơi có nguy cơ khan hàng, tăng giá(14/1/2019)

Tìm kiếm tin trong ngày

CPTPP với doanh nghiệp: Lợi ích hay thách thức?

 

Số lần truy cập:
5669020

TIN MỚI


Thông tư số 30/2023/TT-BGTVT ban hành 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện giao thông đường sắt.
8/11/2023
Dự thảo Thông tư Quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt
26/7/2023
Ban hành 03 Quy chuản kỹ thuật quốc gia về linh kiện, thiết bị của phương tiện giao thông đường sắt
17/4/2023
Công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ GTVT được tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa
2/2/2023
Thừa nhận giấy chứng nhận, kết quả đánh giá sự phù hợp cấp cho xe cơ giới theo các Điều ước quốc tế
2/1/2023

Liên kết các website


Thông tin mới
Giá xe máy tham khảo
Giá ô tô sx trong nước tham khảo
Giá ô tô nhập khẩu tham khảo

VĂN PHÒNG TBT BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Địa chỉ: 18 Đường Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại:04-7684838 ,Fax:04-7684840 , Email:tbtbgtvt@vr.org.vn