| Tiếng Việt |  English |  Liên hệ |     Chào mừng Quý vị đến với Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp của Bộ Giao thông vận tải về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

  Trang chủ  
Thông tin về VP TBT
Mạng lưới TBT
Hoạt động thông báo
Hoạt động hỏi đáp
Văn bản pháp quy
Văn bản sắp ban hành
Các hoạt động khác
Tra cứu văn bản TBT
Bộ Giao thông vận tải
Cục Đăng kiểm
Cục đường sông
Cục đường bộ việt nam
Cục Hàng Hải Việt nam
Cục Hàng không VN

Tìm kiếm




www www.tbt-bgtvt.vn



Thổ Nhĩ Kỳ đàm phán hiệp định thương mại tự do với 17 quốc gia

Với chính sách ngoại giao kinh tế tích cực, Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang đàm phán các hiệp định thương mại tự do với 17 quốc gia. Hiệp định với Nhật Bản sẽ được ký vào tháng 6, trước hội nghị G20.

Với những nỗ lực ngoại giao kinh tế mạnh mẽ, Thổ Nhĩ Kỳ đã ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) với hơn 20 quốc gia. Các hiệp định này đã thúc đẩy đáng kể xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng tăng, với tổng trị giá kim ngạch đạt 168,1 tỷ USD vào năm 2018. Theo Bộ trưởng Ngoại giao Mevlüt Cavuşoğlu, nước này hiện đang đàm phán các hiệp định thương mại tự do với 17 quốc gia khác, bao gồm Ecuador, Ukraine, Nhật Bản, Thái Lan và Indonesia....

Phát biểu tại một cuộc họp của Phòng Thương mại và Công nghiệp Bursa (BTSO), ông Cavuşoğlu đề cập đến vai trò của chính sách đối ngoại trong việc thúc đẩy thương mại. Ông Cavuşoğlu cho biết thêm, Thổ Nhĩ Kỳ rất có thể sẽ ký một hiệp định thương mại tự do với Ukraine trong những ngày tới và một hiệp định nữa với Nhật Bản vào tháng 6 tới đây. Bộ trưởng Cavuşoğlu cho rằng, các sản phẩm của Thổ Nhĩ Kỳ được xuất khẩu trên toàn thế giới, nhấn mạnh các rào cản đối với các sản phẩm nên xóa bỏ thông qua các hiệp định thương mại tự do.

Bộ trưởng Ngoại giao Cavuşoğlu lưu ý: "Các hiệp định thương mại tự do của chúng tôi với hơn 20 quốc gia đang đóng góp tích cực. Ở một số quốc gia, có sự mất cân bằng trong thương mại hoặc có lợi cho nước đối tác hoặc cho chúng tôi. Chúng tôi cũng cố gắng bù đắp bằng cách đa dạng hóa các mặt hàng trong thương mại hoặc bằng cách tăng số lượng đầu tư".

Ông chỉ ra rằng, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ký hiệp định thương mại tự do với Nhật Bản vào tháng 6, trước Hội nghị thượng đỉnh G20 và họ đã xác nhận vấn đề này với các đối tác Nhật Bản trong chuyến thăm nước này. Thỗ Nhĩ Kỳ gần như đã hoàn thành hiệp định với Pakistan và nước này muốn bảo vệ một số sản phẩm, bao gồm cả hàng dệt may. Quá trình đàm phán này sẽ đưa đến một hiệp định thương mại ưu đãi.

Ngoại trưởng Cavuşoğlu nhấn mạnh: "Đôi khi chúng tôi đàm phán các hiệp định thương mại ưu đãi với một số quốc gia, như Uzbekistan và Azerbaijan”. Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý bảo vệ một số sản phẩm ngay từ đầu. Sau đó, việc đàm phán không đưa lại một hiệp định thương mại tự do hoàn toàn, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ các nước đối tác đưa các sản phẩm đó ra ngoài và loại bỏ thuế quan đối với các sản phẩm khác.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã đồng ý bắt đầu các cuộc đàm phán hiệp định thương mại tự do với 8 quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ, hướng tới mục tiêu 75 tỷ USD trong khối lượng thương mại song phương do Tổng thống Recep Tayyip Erdoğan và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đặt ra. Mục tiêu đặt ra là khả thi do tiềm năng của cả hai nước và hiệp định thương mại tự do này cần được đàm phán càng sớm càng tốt. Các cuộc đàm phán hiệp định thương mại tự do với Thái Lan và Indonesia cũng đang diễn ra.

Ông Çavuşoğlu cho biết, họ cũng thực hiện các cuộc đàm phán hiệp định thương mại tự do song phương với các nước như Canada, Ấn Độ, Việt Nam, cũng như các nước ở Trung Mỹ, châu Phi, khu vực Caribe ở các mức độ khác nhau. Không dễ để ký kết các hiệp định thương mại tự do trong các tổ chức kinh tế khu vực, nhưng các hiệp định đó có một lợi thế. Khi ký với tổ chức đó, giao thương với tất cả các quốc gia thành viên tổ chức có thể tiếp tục được tự do.

Năm 1996, Thổ Nhĩ Kỳ đã ký một hiệp định liên minh hải quan với EU và hiệp định này đã thúc đẩy xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ sang khối EU đạt 84 tỷ đôla vào năm 2018. Ngoài liên minh hải quan, Thổ Nhĩ Kỳ là một phần của các hiệp định thương mại tự do khu vực với Tổ chức Hợp tác kinh tế (ECO), bao gồm Afghanistan, Azerbaijan, Iran, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Pakistan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan và Khu vực thương mại tự do châu Âu (EFTA), bao gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ. EFTA được thành lập vào năm 1960 và thúc đẩy thương mại tự do và hội nhập kinh tế vì lợi ích của các quốc gia thành viên và các đối tác thương mại của họ như một tổ chức liên chính phủ.

EFTA thực sự là hiệp định thương mại tự do đầu tiên được ký vào năm 1991, bao gồm thương mại các sản phẩm công nghiệp, cá, hải sản và các sản phẩm nông nghiệp chế biến giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các nước EFTA. Vào tháng 6/2018, Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia EFTA đã ký hiệp định mở rộng các hiệp định thương mại tự do hiện có. Thổ Nhĩ Kỳ cũng có các hiệp định thương mại tự do song phương với Albania, Bosna và Hercegovina, Chi Lê, Croatia, Ai Cập, Grudia, Israel, Jordan, Macedonia, Malaysia, Mauritius, Moldova, Montenegro, Maroc, Palestin, Serbia, Hàn Quốc và Tuynisia. Một hiệp định thương mại tự do đã ký với Qatar vào tháng 6/2018 sẽ có hiệu lực sau quá trình phê chuẩn.

Theo Báo Công thương

Các bài đã đăng:

  Hoa Kỳ dự định chấm dứt đối xử thương mại ưu đãi cho Thổ Nhĩ Kỳ(6/3/2019)
  Ô tô Đức hợp sức để cạnh tranh xe Mỹ, Trung Quốc(6/3/2019)
  Tại sao Hiệp định thương mại giữa EU và Nhật Bản rất quan trọng đối với Brexit?(5/3/2019)
  Chưa có chính sách cụ thể cho phát triển ngành công nghiệp ô tô(5/3/2019)

  TP. Hồ Chí Minh ưu tiên cho phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ(4/3/2019)
  THACO chuẩn bị khởi công thêm loạt dự án mới tại Quảng Nam(4/3/2019)
  Volkswagen thành lập thương hiệu JETTA mới tại Trung Quốc(1/3/2019)
  Đà Nẵng sẽ có dự án sản xuất linh kiện máy bay của Mỹ với mức đầu tư 170 triệu USD(28/2/2019)
  Khai mạc triển lãm Automechanika TP Hồ Chí Minh 2019(28/2/2019)
  Tăng cường kiểm tra, giám sát xe đạp điện xuất khẩu sang EU(27/2/2019)

Tìm kiếm tin trong ngày

Thổ Nhĩ Kỳ đàm phán hiệp định thương mại tự do với 17 quốc gia

 

Số lần truy cập:
5671022

TIN MỚI


Thông tư số 30/2023/TT-BGTVT ban hành 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện giao thông đường sắt.
8/11/2023
Dự thảo Thông tư Quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt
26/7/2023
Ban hành 03 Quy chuản kỹ thuật quốc gia về linh kiện, thiết bị của phương tiện giao thông đường sắt
17/4/2023
Công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ GTVT được tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa
2/2/2023
Thừa nhận giấy chứng nhận, kết quả đánh giá sự phù hợp cấp cho xe cơ giới theo các Điều ước quốc tế
2/1/2023

Liên kết các website


Thông tin mới
Giá xe máy tham khảo
Giá ô tô sx trong nước tham khảo
Giá ô tô nhập khẩu tham khảo

VĂN PHÒNG TBT BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Địa chỉ: 18 Đường Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại:04-7684838 ,Fax:04-7684840 , Email:tbtbgtvt@vr.org.vn