| Tiếng Việt |  English |  Liên hệ |     Chào mừng Quý vị đến với Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp của Bộ Giao thông vận tải về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

  Trang chủ  
Thông tin về VP TBT
Mạng lưới TBT
Hoạt động thông báo
Hoạt động hỏi đáp
Văn bản pháp quy
Văn bản sắp ban hành
Các hoạt động khác
Tra cứu văn bản TBT
Bộ Giao thông vận tải
Cục Đăng kiểm
Cục đường sông
Cục đường bộ việt nam
Cục Hàng Hải Việt nam
Cục Hàng không VN

Tìm kiếm




www www.tbt-bgtvt.vn



Nắm quy tắc xuất xứ hàng hóa: Cơ hội hưởng ưu đãi thuế quan từ CPTPP

Để tận dụng tối đa lợi ích từ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu để nắm rõ và tuân thủ chặt chẽ những quy định liên quan tới xuất xứ hàng hoá của ngành hàng mình.

Đó là thông tin các chuyên gia lưu ý tới doanh nghiệp tại Hội thảo Hướng dẫn tận dụng lợi ích từ quy tắc xuất xứ hàng hóa trong CPTPP do Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Hải Dương tổ chức ngày 5/3, tại Hải Dương.

Nhiều điểm mới

Tại hội nghị, các diễn giả đã trình bày, trao đổi về một số chuyên đề nhằm giúp đại biểu hiểu rõ hơn quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP như: Cơ hội và thách thức đến từ các quy định về xuất xứ hàng hóa trong CPTPP; quy định thực hiện quy tắc xuất xứ trong CPTPP chính thức có hiệu lực từ ngày 8/3/2018 và một số điểm mới doanh nghiệp cần lưu ý; quy trình cấp C/O mẫu CPTPP và kiểm tra xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam; so sánh quy tắc xuất xứ hàng hóa trong CPTPP với các FTA song phương mà Việt Nam đã ký kết với các nước thành viên trong CPTPP. Bên cạnh đó, hội thảo cũng là dịp để các doanh nghiệp trao đổi, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc từ trong thực tế triển khai các quy định về xuất xứ hàng hóa trong CPTPP.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, với tinh thần khẩn trương xây dựng văn bản nội luật hóa nhằm thực hiện các cam kết tại CPTPP, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 03/2019/TT-BCT ngày 22/1/2019 quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP. Thông tư gồm 5 chương, 33 điều và 9 phụ lục kèm theo, trong đó chương I: Quy định chung; chương II: Quy tắc chung về xuất xứ hàng hóa; chương III: Quy trình chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa; chương IV: Quy định riêng đối với hàng dệt may; chương V: Điều khoản thi hành.

So với các FTA Việt Nam đã ký kết và tham gia, quy tắc xuất xứ hàng hóa CPTPP có một số điểm mới gồm: Quy tắc xuất xứ bộ hàng hóa; quy tắc xuất xứ hàng tân trang, hàng tái chế tạo; công thức tính RVC (hàm lượng giá trị khu vực của hàng hóa): Ngoài công thức tính RVC gián tiếp và RVC trực tiếp, có thêm công thức tính RVC theo trị giá tập trung và công thức tính RVC theo chi phí tịnh (chỉ áp dụng với ô tô và phụ tùng ô tô).

Bên cạnh đó, danh mục quy tắc xuất xứ đối với sản phẩm cụ thể (PSR) được quy định chi tiết theo công đoạn sản xuất cụ thể. CPTPP cũng đưa ra quy định "De Minimis"- đây là điều khoản quy định tỷ lệ “linh hoạt” cho phép nguyên liệu không có xuất xứ không đáp ứng quy tắc “chuyển đổi mã số hàng hóa” ở mức tối đa 10% so với trị giá của hàng hóa. Riêng mặt hàng dệt may có quy định “De Minimis” khác.

Mặt khác, mẫu C/O mẫu CPTPP cấp cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bao gồm các thông tin tối thiểu theo quy định tại Hiệp định CPTPP.

Về cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hàng xuất khẩu từ Việt Nam áp dụng cơ chế C/O do cơ quan, tổ chức được Bộ Công Thương ủy quyền cấp. Thời gian chuyển tiếp thực hiện cơ chế nhà xuất khẩu đủ điều kiện tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ 5 đến 10 năm theo hướng dẫn của Bộ Công Thương. Cơ chế nhà nhập khẩu Việt Nam tự chứng nhận xuất xứ thực hiện sau 5 năm kể từ ngày CPTPP có hiệu lực.

Tận dụng lợi ích từ CPTPP

Tại hội thảo, bà Vũ Thị Kim Phượng - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hải Dương cho biết, Hiệp định CPTPP đã chính thức có hiệu lực từ ngày 14/1/2019. Đây là Hiệp định có tác động to lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và Hải Dương nói riêng, đặc biệt có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Việc tổ chức đẩy mạnh tuyên truyền lợi ích của Hiệp định CPTPP nhằm nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý nhà nước và cán bộ, công chức là hết sức cần thiết. Đồng thời, giúp cho cộng đồng doanh nghiệp cập nhật thông tin về quy tắc xuất xứ trong CPTPP, tận dụng hiệu quả việc áp dụng quy tắc xuất xứ để tiếp cận và thâm nhập thị trường các nước thành viên trong CPTPP.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, bà Trịnh Thị Thu Hiền, Trưởng Phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương chia sẻ, những điểm DN cần lưu ý khi triển khai thực hiện những nội dung liên quan đến xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP đó là: Thứ nhất, doanh nghiệp cần nắm được những quy định về xuất xứ hàng hóa, bởi vì mỗi một hiệp định khác nhau thì quy định xuất xứ hàng hóa lại khác nhau. Thứ hai, doanh nghiệp cần quan tâm đến vấn đề lưu trữ hồ sơ, chứng từ xuất xứ. Bởi vì, không phải khi chứng từ của chúng ta được chuyển sang nước nhập khẩu và được hưởng ưu đãi là xong.

“Trong quá trình kiểm tra sau thông quan sau này, hải quan các nước nhập khẩu có thể xem lại hồ sơ và đề nghị xác minh xuất xứ. Nếu như chúng ta không chứng minh được trong quá trình hậu kiểm sau này, thì nước nhập khẩu sẽ không cho chúng ta được hưởng thuế quan ưu đãi theo Hiệp định” - bà Trịnh Thị Thu Hiền nói.

Từ góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Thế Hoàng, Phụ trách phòng xuất nhập khẩu, Công ty TNHH May Tinh Lợi cho rằng, sự có mặt của Hiệp định CPTPP giúp cho doanh nghiệp có thêm lợi thế trong việc xuất khẩu sản phẩm sang thị trường mới. Tuy nhiên, CPTPP có một số quy định về hàng dệt may tương đối khó khăn và chặt chẽ. Tham gia hội thảo, doanh nghiệp được hiểu thêm về những điều kiện, quy định nhập khẩu và điều kiện được hưởng ưu đãi tại các thị trường mới trong CPTPP, qua đó có cách tiếp cận dễ dàng hơn.

Theo Báo Công thương

Các bài đã đăng:

  Ban hành kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP(8/3/2019)
  Thổ Nhĩ Kỳ đàm phán hiệp định thương mại tự do với 17 quốc gia(7/3/2019)
  Hoa Kỳ dự định chấm dứt đối xử thương mại ưu đãi cho Thổ Nhĩ Kỳ(6/3/2019)
  Ô tô Đức hợp sức để cạnh tranh xe Mỹ, Trung Quốc(6/3/2019)

  Tại sao Hiệp định thương mại giữa EU và Nhật Bản rất quan trọng đối với Brexit?(5/3/2019)
  Chưa có chính sách cụ thể cho phát triển ngành công nghiệp ô tô(5/3/2019)
  TP. Hồ Chí Minh ưu tiên cho phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ(4/3/2019)
  THACO chuẩn bị khởi công thêm loạt dự án mới tại Quảng Nam(4/3/2019)
  Volkswagen thành lập thương hiệu JETTA mới tại Trung Quốc(1/3/2019)
  Đà Nẵng sẽ có dự án sản xuất linh kiện máy bay của Mỹ với mức đầu tư 170 triệu USD(28/2/2019)

Tìm kiếm tin trong ngày

Nắm quy tắc xuất xứ hàng hóa: Cơ hội hưởng ưu đãi thuế quan từ CPTPP

 

Số lần truy cập:
5669358

TIN MỚI


Thông tư số 30/2023/TT-BGTVT ban hành 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện giao thông đường sắt.
8/11/2023
Dự thảo Thông tư Quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt
26/7/2023
Ban hành 03 Quy chuản kỹ thuật quốc gia về linh kiện, thiết bị của phương tiện giao thông đường sắt
17/4/2023
Công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ GTVT được tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa
2/2/2023
Thừa nhận giấy chứng nhận, kết quả đánh giá sự phù hợp cấp cho xe cơ giới theo các Điều ước quốc tế
2/1/2023

Liên kết các website


Thông tin mới
Giá xe máy tham khảo
Giá ô tô sx trong nước tham khảo
Giá ô tô nhập khẩu tham khảo

VĂN PHÒNG TBT BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Địa chỉ: 18 Đường Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại:04-7684838 ,Fax:04-7684840 , Email:tbtbgtvt@vr.org.vn