| Tiếng Việt |  English |  Liên hệ |     Chào mừng Quý vị đến với Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp của Bộ Giao thông vận tải về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

  Trang chủ  
Thông tin về VP TBT
Mạng lưới TBT
Hoạt động thông báo
Hoạt động hỏi đáp
Văn bản pháp quy
Văn bản sắp ban hành
Các hoạt động khác
Tra cứu văn bản TBT
Bộ Giao thông vận tải
Cục Đăng kiểm
Cục đường sông
Cục đường bộ việt nam
Cục Hàng Hải Việt nam
Cục Hàng không VN

Tìm kiếm




www www.tbt-bgtvt.vn



Tận dụng tối đa các FTA cho mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu

Sau khi đạt mức xuất siêu ấn tượng trong năm 2018 và xuất siêu nhẹ tháng đầu tiên của năm 2019, bước sang tháng thứ 2, nhập siêu đã quay trở lại. Bộ Công Thương đang tích cực triển khai loạt giải pháp, trong đó có tận dụng tối đa các Hiệp định thương mại tự do (FTA) nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu đã đề ra.

Nhập siêu quay trở lại

Theo số liệu Tổng cục Hải quan vừa công bố, tháng 2, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đạt 28,58 tỷ USD, giảm 34,1% so với tháng trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 13,91 tỷ USD, giảm 37% và trị giá nhập khẩu đạt 14,67 tỷ USD, giảm 31%.

Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm trên chủ yếu do số ngày làm việc trong tháng 2 ít hơn hẳn 8 ngày so với tháng 1. Tuy nhiên, so với tháng 2 năm trước thì tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước vẫn tăng nhẹ 0,6%. Như vậy, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 2 đã thâm hụt 768 triệu USD. Tính chung 2 tháng đầu năm 2019, cán cân thương mại hàng hóa của nước ta bị mất cân bằng nhẹ với con số thâm hụt 64 triệu USD.

Trong 2 tháng đầu năm, doanh nghiệp có vốn hoàn toàn trong nước với con số nhập siêu lên tới gần 3,83 tỷ USD, trong khi đó doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 3,77 tỷ USD. Tuy nhiên, một điểm sáng là lũy kế hết tháng 2 tốc độ tăng xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước tiếp tục cao hơn tốc độ tăng của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nếu những năm trước đây, doanh nghiệp FDI luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn doanh nghiệp trong nước, thì từ năm 2018, đã có sự thay đổi khi doanh nghiệp trong nước vượt doanh nghiệp FDI và xu hướng này tiếp tục duy trì trong 2 tháng đầu năm 2019.

Cụ thể, trong 2 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước đạt 26,15 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước, trong khi xuất nhập khẩu của khu vực FDI đạt 46,14 tỷ USD chỉ tăng 2,6%.

Quyết liệt cho mục tiêu tăng trưởng

Trong năm 2019, Bộ Công Thương đặt mục tiêu đưa tăng trưởng xuất khẩu đạt từ 7-8%. Hoàn thành mục tiêu này, ngành Công Thương sẽ tiếp tục tập trung vào các giải pháp trọng điểm như tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Bộ cũng sẽ tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); phổ biến, hướng dẫn doanh nghiệp và người dân nhận diện cơ hội và thách thức của Hiệp định CPTPP và các FTA song phương. Mới đây, Bộ Công Thương đã liên tục tổ chức các buổi phổ biến kiến thức về xuất xứ hàng hóa trong CPTPP cho doanh nghiệp hai miền tại Hải Dương và TP Hồ Chí Minh, được doanh nghiệp đánh giá cao.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho hay, Bộ Công Thương cũng chủ trương đẩy mạnh, đổi mới khâu xúc tiến thương mại. Mới đây, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã công bố kế hoạch hợp tác đưa các doanh nghiệp Việt Nam lên nền tảng của "người khổng lồ" thương mại điện tử Amazon thông qua chương trình bán hàng toàn cầu của Amazon - Amazon Global Selling; tiếp tục các giải pháp đưa hàng hóa Việt Nam vào kênh phân phối nước ngoài như AEON với mục tiêu xuất khẩu 500 triệu USD và năm 2020 và 1 tỷ USD vào năm 2025.

Ngoài ra, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện kết nối liên thông các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ.

Bên cạnh đó, nhằm phát triển thị trường xuất khẩu, mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam tại thị trường truyền thống cũng như tại các thị trường là đối tác của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, Bộ Công Thương cũng sẽ tập trung lựa chọn các mặt hàng có thế mạnh để xúc tiến xuất khẩu vào các thị trường theo từng giai đoạn cụ thể.

Về phía doanh nghiệp, Bộ Công Thương khuyến cáo các doanh nghiệp cần nắm rõ về khung pháp lý của thị trường và các rào cản kỹ thuật để chủ động hơn trong xuất khẩu; đặc biệt là khi Hiệp định CPTPP đã có hiệu lực thực hiện.

Theo các chuyên gia, Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được thực thi từ đầu năm nay và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) dự kiến sẽ được thông qua trong năm nay, điều này đang mở ra triển vọng cho xuất khẩu năm 2019.

Nhận định về Hiệp định CPTPP và EVFTA, PGS.TS Phạm Tất Thắng - Nguyên Giám đốc Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết năm 2018 Việt Nam đã xuất khẩu 36,8 tỷ USD sang các nước tham gia CPTPP, Việt Nam cũng xuất siêu sang EU. Đây là hai thị trường lớn và tiềm năng của Việt Nam. Do đó, Việc tham gia CPTPP là một trong những tiêu chí để Việt Nam điều chỉnh thể chế và môi trường kinh doanh. Điều này cũng đã được Chính phủ quyết tâm thực hiện. Đối với EVFTA, khi Hiệp định này nếu được thông qua, hàng Việt Nam sẽ vào được thị trường rộng lớn và khó tính nhất, góp phần quan trọng cho xuất khẩu năm 2019.

Theo Báo Công thương

Các bài đã đăng:

  Cạnh tranh với Mỹ, hàng không châu Âu hứng đòn đau: Thất bại ê chề(11/3/2019)
  Nắm quy tắc xuất xứ hàng hóa: Cơ hội hưởng ưu đãi thuế quan từ CPTPP(8/3/2019)
  Ban hành kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP(8/3/2019)
  Thổ Nhĩ Kỳ đàm phán hiệp định thương mại tự do với 17 quốc gia(7/3/2019)

  Hoa Kỳ dự định chấm dứt đối xử thương mại ưu đãi cho Thổ Nhĩ Kỳ(6/3/2019)
  Ô tô Đức hợp sức để cạnh tranh xe Mỹ, Trung Quốc(6/3/2019)
  Tại sao Hiệp định thương mại giữa EU và Nhật Bản rất quan trọng đối với Brexit?(5/3/2019)
  Chưa có chính sách cụ thể cho phát triển ngành công nghiệp ô tô(5/3/2019)
  TP. Hồ Chí Minh ưu tiên cho phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ(4/3/2019)
  THACO chuẩn bị khởi công thêm loạt dự án mới tại Quảng Nam(4/3/2019)

Tìm kiếm tin trong ngày

Tận dụng tối đa các FTA cho mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu

 

Số lần truy cập:
5667591

TIN MỚI


Thông tư số 30/2023/TT-BGTVT ban hành 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện giao thông đường sắt.
8/11/2023
Dự thảo Thông tư Quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt
26/7/2023
Ban hành 03 Quy chuản kỹ thuật quốc gia về linh kiện, thiết bị của phương tiện giao thông đường sắt
17/4/2023
Công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ GTVT được tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa
2/2/2023
Thừa nhận giấy chứng nhận, kết quả đánh giá sự phù hợp cấp cho xe cơ giới theo các Điều ước quốc tế
2/1/2023

Liên kết các website


Thông tin mới
Giá xe máy tham khảo
Giá ô tô sx trong nước tham khảo
Giá ô tô nhập khẩu tham khảo

VĂN PHÒNG TBT BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Địa chỉ: 18 Đường Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại:04-7684838 ,Fax:04-7684840 , Email:tbtbgtvt@vr.org.vn