| Tiếng Việt |  English |  Liên hệ |     Chào mừng Quý vị đến với Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp của Bộ Giao thông vận tải về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

  Trang chủ  
Thông tin về VP TBT
Mạng lưới TBT
Hoạt động thông báo
Hoạt động hỏi đáp
Văn bản pháp quy
Văn bản sắp ban hành
Các hoạt động khác
Tra cứu văn bản TBT
Bộ Giao thông vận tải
Cục Đăng kiểm
Cục đường sông
Cục đường bộ việt nam
Cục Hàng Hải Việt nam
Cục Hàng không VN

Tìm kiếm




www www.tbt-bgtvt.vn



Hiệp định CPTPP nói không với chủ nghĩa bảo hộ

Khối thương mại tự do được hình thành bởi hiệp định CPTPP bao gồm 11 quốc gia với tổng số 495 triệu dân và GDP là 10,4 nghìn tỷ USD, chiếm 13% GDP thế giới.

Riêng năm 2017, tổng GDP thế giới là 80 nghìn tỷ USD. Các nền kinh tế lớn nhất trong CPTPP là Nhật Bản với 4,9 nghìn tỷ USD, Canada với 1,6 nghìn tỷ USD, Australia với 1,3 nghìn tỷ USD và Mexico với 1,1 nghìn tỷ USD. Trong môi trường thương mại quốc tế hiện nay bị chi phối bởi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và những thách thức của Brexit, hiệp định CPTPP đã gửi một tín hiệu mạnh mẽ đến phần còn lại của thế giới, rằng một số nền kinh tế lớn đang chống lại chủ nghĩa bảo hộ. Cởi mở cho thương mại và đầu tư vẫn là một trong những công cụ tốt nhất để khai thác toàn cầu hóa và tạo ra nhiều việc làm và tăng trưởng kinh tế hơn. Ước tính CPTPP sẽ dẫn đến tăng GDP ở 11 quốc gia thành viên.

CPTPP sẽ tác động như thế nào đến Mỹ và Trung Quốc? Xuất khẩu của Mỹ sẽ kém cạnh tranh hơn ở các nước CPTPP, ngoại trừ Canada và Mexico, bởi ba nước đều là thành viên của hiệp định USMCA. Trung Quốc có các hiệp định thương mại tự do với một số quốc gia CPTPP như Australia, New Zealand, Singapore, Chile và Peru. Ngoài ra, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam là một phần của hiệp định thương mại tự do ASEAN- Trung Quốc (ACFTA). Tuy nhiên, Trung Quốc không có thỏa thuận với các nền kinh tế lớn nhất trong CPTPP là Nhật Bản và Canada, và cũng không có thỏa thuận với Mexico là đối tác lớn thứ tư trong CPTPP.

Mười trong số 11 quốc gia áp dụng một năm thuế quan theo lịch, điều đó có nghĩa là việc giảm thuế chỉ có thể xảy ra vào mỗi ngày 1 tháng 1 mỗi năm. Việc giảm thuế của Nhật Bản sẽ diễn ra vào ngày 01 tháng 4 mỗi năm. Khi có hiệu lực vào ngày 30/12/2018, một đợt giảm thuế đầu tiên bắt đầu xảy ra. Mức giảm ban đầu đó sẽ được cắt giảm theo lịch trình lũy tiến bắt đầu từ "Năm 2", tức là năm sau năm hiệp định có hiệu lực. Đối với tất cả các bên phê chuẩn hiệp định, trừ Nhật Bản, việc giảm thuế đầu tiên sau đó đã xảy ra vào ngày 01 tháng 01 năm 2019, chỉ hai ngày sau khi hiệp định có hiệu lực. Việc giảm thuế lần thứ hai của Nhật Bản sẽ diễn ra vào ngày 1/4/2019. Việc giảm thuế hàng năm sẽ tiếp tục trong 15 năm vào ngày 1/1 (và ngày 1/4 đối với Nhật Bản).

Giá trị, khối lượng và các lĩnh vực hàng đầu trong thương mại có khả năng dịch chuyển từ các đối tác thương mại của CPTPP sang các thành viên của CPTPP. Chẳng hạn như lợi thế của các ngành có khối lượng xuất khẩu lớn nhất của Australia là năng lượng và khai thác với 1,4 tỷ tấn, các sản phẩm rau quả với 38 triệu tấn, và gỗ và giấy với 17 triệu tấn. Nhập khẩu cao nhất được ghi nhận trong lĩnh vực năng lượng và khai thác, với 57 triệu tấn, hóa chất với 19 triệu tấn, và các sản phẩm thủy tinh và phi kim loại với 7,3 triệu tấn. Các ngành có khối lượng xuất khẩu lớn nhất của Canada là năng lượng và khai thác với tổng số 333 triệu tấn, các sản phẩm rau quả với 60 triệu tấn, gỗ và giấy với 48 triệu tấn, và hóa chất với 38 triệu tấn. Các ngành hàng đầu về nhập khẩu là ngành năng lượng và khai thác với 86 triệu tấn, hóa chất với 18 triệu tấn, các sản phẩm rau quả với 16 triệu tấn và kim loại với 12 triệu tấn. Mức xuất khẩu cao nhất của Nhật Bản được ghi nhận trong các lĩnh vực sản phẩm kim loại với 57 triệu tấn, năng lượng và khai thác với 44 triệu tấn, hóa chất với 30 triệu tấn, thiết bị vận chuyển và các bộ phận với 20 triệu tấn, sản phẩm thủy tinh và phi kim loại với 13 triệu tấn tấn. Các ngành có khối lượng nhập khẩu lớn nhất là năng lượng và khai thác với 650 triệu tấn, các sản phẩm rau với 47 triệu tấn, các sản phẩm từ gỗ và giấy với 30 triệu tấn.

Các ngành có khối lượng xuất khẩu lớn nhất của Mexico là năng lượng và khai thác với 83 triệu tấn, các sản phẩm rau quả với 19 triệu tấn, hóa chất với 10 triệu tấn, thiết bị vận chuyển và các linh kiện với 9,7 triệu tấn. Nhập khẩu cao nhất trong năng lượng và khai thác đạt 76 triệu tấn, các sản phẩm rau quả với 38 triệu tấn, hóa chất với 25 triệu tấn, và kim loại và các sản phẩm kim loại với 19 triệu tấn. Các ngành có khối lượng xuất khẩu lớn nhất của New Zealand là gỗ và giấy với 21 triệu tấn, các sản phẩm động vật với 5 triệu tấn, và năng lượng và khai thác với 3 triệu tấn. Nhập khẩu cao nhất trong lĩnh vực năng lượng và khai thác, đạt 10 triệu tấn, hóa chất với tổng số 5 triệu tấn, và các sản phẩm rau quả với khối lượng 4,3 triệu tấn. Khối lượng xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhất của Singapore được ghi nhận trong lĩnh vực năng lượng và khai thác với xuất khẩu 94 triệu tấn và nhập khẩu 192 triệu tấn, tiếp theo là hóa chất với xuất khẩu 18,5 triệu tấn và nhập khẩu 11,4 triệu tấn.

Theo Báo Công thương

Các bài đã đăng:

  Ngành hàng không sẽ thiệt hại nếu lệnh cấm Boeing 737 MAX kéo dài(18/3/2019)
  Động thái bất ngờ của 3 'ông lớn' ô tô Renault, Nissan và Mitsubishi(15/3/2019)
  Hoàn thiện chính sách để ngành công nghiệp ô tô phát triển bền vững(14/3/2019)
  Thương mại xanh: Chìa khoá cho phát triển bền vững(13/3/2019)

  FDI từ Mỹ: Hiện thực hóa mối quan tâm(13/3/2019)
  Brasil rà soát chống bán phá giá sản phẩm lốp xe đạp nhập khẩu từ Việt Nam(12/3/2019)
  Chuẩn mực thương mại xuyên Thái Bình Dương và nỗi lo “thiệt đơn thiệt kép” của các nhà sản xuất Mỹ(12/3/2019)
  Tận dụng tối đa các FTA cho mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu(11/3/2019)
  Cạnh tranh với Mỹ, hàng không châu Âu hứng đòn đau: Thất bại ê chề(11/3/2019)
  Nắm quy tắc xuất xứ hàng hóa: Cơ hội hưởng ưu đãi thuế quan từ CPTPP(8/3/2019)

Tìm kiếm tin trong ngày

Hiệp định CPTPP nói không với chủ nghĩa bảo hộ

 

Số lần truy cập:
5648687

TIN MỚI


Thông tư số 30/2023/TT-BGTVT ban hành 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện giao thông đường sắt.
8/11/2023
Dự thảo Thông tư Quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt
26/7/2023
Ban hành 03 Quy chuản kỹ thuật quốc gia về linh kiện, thiết bị của phương tiện giao thông đường sắt
17/4/2023
Công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ GTVT được tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa
2/2/2023
Thừa nhận giấy chứng nhận, kết quả đánh giá sự phù hợp cấp cho xe cơ giới theo các Điều ước quốc tế
2/1/2023

Liên kết các website


Thông tin mới
Giá xe máy tham khảo
Giá ô tô sx trong nước tham khảo
Giá ô tô nhập khẩu tham khảo

VĂN PHÒNG TBT BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Địa chỉ: 18 Đường Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại:04-7684838 ,Fax:04-7684840 , Email:tbtbgtvt@vr.org.vn