| Tiếng Việt |  English |  Liên hệ |     Chào mừng Quý vị đến với Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp của Bộ Giao thông vận tải về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

  Trang chủ  
Thông tin về VP TBT
Mạng lưới TBT
Hoạt động thông báo
Hoạt động hỏi đáp
Văn bản pháp quy
Văn bản sắp ban hành
Các hoạt động khác
Tra cứu văn bản TBT
Bộ Giao thông vận tải
Cục Đăng kiểm
Cục đường sông
Cục đường bộ việt nam
Cục Hàng Hải Việt nam
Cục Hàng không VN

Tìm kiếm




www www.tbt-bgtvt.vn



FTA khu vực châu Phi sẽ có hiệu lực vào ngày 30/5/2019

Ngày 30/4/2019, Ủy ban Liên minh châu Phi (AU) ra thông báo Hiệp định thành lập Khu vực tự do mậu dịch châu Phi (FTA) sẽ có hiệu lực vào ngày 30/5/2019.

Thông báo này được đưa ra khi Sierra Leone và Cộng hòa Ả rập Xarauy Dân chủ (RASD) vừa phê chuẩn hiệp định. Như vậy, đã có 22 quốc gia phê chuẩn FTA, cho phép đạt được ngưỡng tối thiểu về số nước thành viên, điều kiện để FTA châu Phi có hiệu lực.

Hiện tại, AU và các Bộ trưởng Thương mại của châu Phi chỉ còn hoàn tất các công cụ hỗ trợ để tạo điều kiện tiến hành giai đoạn thực hiện FTA tại Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ châu Phi tổ chức vào ngày 7/7/2019.

Các công cụ hỗ trợ của FTA châu Phi bao gồm những quy tắc xuất xứ, lịch trình nhượng bộ thuế quan về thương mại hàng hóa, một cơ chế giám sát và loại bỏ những trở ngại phi thuế đối với thương mại trực tuyến, nền tảng thanh toán số và xây dựng một cổng thông tin theo dõi tình hình thương mại châu Phi.

AU tuyên bố đang chờ thông báo của Zimbabwe và Gambia sau khi nghị viện hai nước này đã phê chuẩn hiệp định nói trên. Các Bộ trưởng Thương mại châu Phi sẽ nhóm họp tại Kampala, thủ đô Ouganda vào tuần đầu tháng sáu để kiểm tra tiến độ hoàn thiện các công cụ hỗ trợ nhằm chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh bất thường về FTA toàn châu lục.

Chủ tịch Ủy ban châu Phi - ông Moussa Faki Mahamat - cho biết thêm, hiệp định tự do mậu dịch này là một quá trình cho phép tạo ra một thị trường rộng lớn nhằm tăng cường trao đổi thương mại và đầu tư bên trong lục địa. Hiệp định đã được 44 nước trên tổng số 55 quốc gia châu Phi ký vào tháng 3/2018 tại Kigali, chủ đô Rwanda.

Hiệp định này được kỳ vọng tạo ra một châu lục không thuế quan, có khả năng phát triển doanh nghiệp địa phương, kích thích thương mại bên trong châu Phi, thúc đẩy công nghiệp hóa và tạo công ăn việc làm mới.

Theo AU, điều này sẽ mở đường cho việc thành lập Liên minh hải quan vào năm 2022 và Cộng đồng kinh tế châu Phi vào năm 2028. FTA toàn châu Phi sẽ là khu vực tự do mậu dịch lớn nhất thế giới nếu tính theo số nước tham gia với tổng dân số 1,2 tỷ người và GDP là 2.500 tỷ USD. Các nước thành viên cam kết sẽ bãi bỏ thuế đối với hơn 90% các mặt hàng trong tương lai.

Theo Ủy ban kinh tế Liên hiệp quốc về châu Phi, khi đi vào hoạt động, từ nay đến năm 2020, FTA này cũng sẽ góp phần làm tăng thương mại nội khối thêm 52%. Tuy nhiên, trong số các quốc gia ký kết không có Nigeria, nền kinh tế thuộc hàng lớn nhất châu lục, có dân số đông nhất châu Phi (gần 200 triệu người). Lý do được chính quyền Nigeria đưa ra là còn phải giải quyết các bất đồng với khu vực tư nhân và công đoàn nước này.

AU nhấn mạnh, tăng cường thương mại nội khối và hội nhập thị trường sẽ góp phần bảo đảm tăng trưởng bền vững, tạo nhiều việc làm, giảm nghèo, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy phát triển công nghiệp và hội nhập kinh tế toàn cầu tốt hơn. Chính sách thực dân đã khiến các nước láng giếng ngừng giao dịch với nhau, các nước châu Phi chủ yếu chỉ giao thương với châu Âu và Mỹ. Việc loại bỏ các rào cản thương mại được kỳ vọng không chỉ giúp tăng trưởng thương mại nội khối của châu Phi, mà còn giúp gia tăng các con đường thương mại cần thiết khác cho châu lục.

Theo báo cáo từ UNECA, từ năm 2010-2015, nhiên liệu là mặt hàng chiếm hơn phân nửa trong kim ngạch xuất khẩu của châu Phi, trong khi hàng công nghiệp chỉ chiếm 18%. Còn trong nội bộ châu Phi, 43% mặt hàng được giao dịch là hàng hóa sản xuất công nghiệp. Giá cả hàng hóa rất hay biến động, dẫn đến các nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu cũng dễ bị ảnh hưởng. Châu Phi cần xuất khẩu các hàng hóa có hàm lượng vốn lớn, hơn là hàng hóa có hàm lượng lao động cao. Với nền kinh tế châu Phi như hiện nay, những người trẻ sẽ không thể tìm được việc làm và sẽ cố gắng tìm đến châu Âu. Khối tự do thương mại sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của châu Phi một cách đáng kể và vị trí của châu Phi cũng được cải thiện trên thị trường toàn cầu./.

Theo Tạp chí GTVT

Các bài đã đăng:

  Mỹ 'tố' Trung Quốc không giữ cam kết trong đàm phán thương mại(8/5/2019)
  Tổng thống Trump đe dọa tăng thuế với tất cả hàng hóa Trung Quốc(7/5/2019)
  Quý I/2019, lợi nhuận của Honda cao gấp 3 Toyota(7/5/2019)
  Logistics nội làm chủ sân chơi - trợ lực cho doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu(6/5/2019)

  Việt Nam đạt được nhiều kết quả song phương và đa phương(6/5/2019)
  Chủ tịch CMC kiến nghị Chính phủ “giao việc” cho tư nhân để phát triển kinh tế số(4/5/2019)
  Vingroup bước chân vào đầu tư xe buýt(3/5/2019)
  Doanh nghiệp chủ động trong CPTPP: Quyết định sự thành bại(3/5/2019)
  CPTPP và tác động kép(2/5/2019)
  CPTPP và áp lực đổi mới chính sách để tận dụng tối đa cơ hội thị trường(26/4/2019)

Tìm kiếm tin trong ngày

FTA khu vực châu Phi sẽ có hiệu lực vào ngày 30/5/2019

 

Số lần truy cập:
5671444

TIN MỚI


Thông tư số 30/2023/TT-BGTVT ban hành 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện giao thông đường sắt.
8/11/2023
Dự thảo Thông tư Quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt
26/7/2023
Ban hành 03 Quy chuản kỹ thuật quốc gia về linh kiện, thiết bị của phương tiện giao thông đường sắt
17/4/2023
Công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ GTVT được tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa
2/2/2023
Thừa nhận giấy chứng nhận, kết quả đánh giá sự phù hợp cấp cho xe cơ giới theo các Điều ước quốc tế
2/1/2023

Liên kết các website


Thông tin mới
Giá xe máy tham khảo
Giá ô tô sx trong nước tham khảo
Giá ô tô nhập khẩu tham khảo

VĂN PHÒNG TBT BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Địa chỉ: 18 Đường Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại:04-7684838 ,Fax:04-7684840 , Email:tbtbgtvt@vr.org.vn