| Tiếng Việt |  English |  Liên hệ |     Chào mừng Quý vị đến với Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp của Bộ Giao thông vận tải về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

  Trang chủ  
Thông tin về VP TBT
Mạng lưới TBT
Hoạt động thông báo
Hoạt động hỏi đáp
Văn bản pháp quy
Văn bản sắp ban hành
Các hoạt động khác
Tra cứu văn bản TBT
Bộ Giao thông vận tải
Cục Đăng kiểm
Cục đường sông
Cục đường bộ việt nam
Cục Hàng Hải Việt nam
Cục Hàng không VN

Tìm kiếm




www www.tbt-bgtvt.vn



Đòn bẩy cho ngành công nghiệp ôtô

Toyota Việt Nam vừa sản xuất trở lại mẫu xe Fotuner, Vinfast cũng đã ấn định việc chính thức đưa ra thị trường mẫu xe ôtô thương hiệu Việt- VinFast Fadil - trong tháng 6 này. Điều đó cho thấy, tiềm năng tăng trưởng của thị trường ôtô trong nước rất lớn, tạo động lực cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô.

Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), tính đến năm 2018, ngành sản xuất ôtô trong nước có khoảng trên 40 doanh nghiệp hoạt động sản xuất, lắp ráp xe ôtô bao gồm: Ôtô con, ôtô tải, ôtô khách, ôtô chuyên dùng và ôtô sát xi. Đa phần các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Một số doanh nghiệp nội địa đã tham gia sâu vào chuỗi sản xuất ôtô toàn cầu. Tổng công suất lắp ráp thiết kế khoảng 800 nghìn xe/năm, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 35%, doanh nghiệp trong nước chiếm khoảng 65%. Có nhiều hãng lớn có hoạt động sản xuất, lắp ráp trong nước, đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xe trong nước, với tổng sản lượng thị trường xe du lịch khoảng trên 200 nghìn xe/năm.

Những hạn chế cho phát triển công nghiệp ôtô đã được nhắc tới nhiều, đó là dung lượng thị trường chưa đủ lớn, công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển, tỷ lệ nội địa hóa chưa cao..., khiến giá xe sản xuất trong nước cao hơn một số nước trong khu vực. Để giải quyết vấn đề này, Bộ Công Thương đã đưa ra một số một số giải pháp thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ôtô trong nước với mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn trước mắt là cố gắng tham gia sâu nhất vào chuỗi sản xuất ôtô toàn cầu, các thương hiệu của các tập đoàn toàn cầu hiện có. Tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp có sản lượng sản xuất lớn tại Việt Nam, đồng thời thu hút đầu tư và hỗ trợ sản xuất có định hướng vào thị trường "ngách", các hãng xe, dòng xe chưa có cơ sở sản xuất lớn tại thị trường ASEAN để tạo lợi thế cạnh tranh so với các nước trong khu vực.

3 nhóm giải pháp được Bộ Công Thương đưa ra gồm: Tạo dựng thị trường đủ lớn cho các nhà sản xuất ôtô trong nước (khuyến khích sử dụng xe ôtô sản xuất trong nước); tập trung hỗ trợ có mục tiêu, nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước với một số các sản phẩm ôtô chủ lực, có dung lượng thị trường tốt và khả năng cạnh tranh với các sản phẩm của các nước khác trong khu vực; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Một trong những chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp ôtô được các chuyên gia kinh tế nhắc tới là áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước, được Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ quý I/2019.

Ở góc độ bộ quản lý, Bộ Công Thương cho rằng, chính sách thuế này là cần thiết và có thể xem là đòn bẩy tích cực cho phát triển công nghiệp ôtô. Nếu không có các ưu đãi về phương pháp tính thuế TTĐB so với ôtô nhập khẩu nguyên chiếc, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam, đặc biệt là ngành sản xuất, lắp ráp ôtô con sẽ khó có thể duy trì do không thể cạnh tranh được với làn sóng ôtô nhập khẩu. Bên cạnh đó, chính sách này không chỉ tạo được hiệu ứng lan tỏa cho ngành công nghiệp, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước cũng như hệ thống cung ứng, dịch vụ vệ tinh của ngành ôtô mà còn tạo thêm việc làm và tăng thu ngân sách đáng kể trong dài hạn.

Cũng theo Cục Công nghiệp, trong ngắn hạn, có thể chính sách mới sẽ tạo ra các khoản hụt thu ngân sách do cách xác định giá tính thuế TTĐB mới sẽ làm số thuế thu được tạm thời giảm. Tuy nhiên, thiếu hụt ngân sách do giảm thuế sẽ được bù đắp nhờ việc tăng số lượng xe phải đóng thuế, bởi nếu bảo vệ được thị trường nhằm phát triển sản xuất, lắp ráp ôtô nội địa, lượng cầu trên thị trường cho ngành công nghiệp ôtô trong nước trong thời gian 3 - 5 năm tới sẽ tăng mạnh.

Theo Báo Công thương

Các bài đã đăng:

  Cảng Cần Thơ đẩy mạnh kết nối chuỗi logistics đồng bằng sông Cửu Long(11/6/2019)
  Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung có thể là khởi động cho xung đột thực sự về thuế quan ô tô?(10/6/2019)
  Phát triển công nghiệp hỗ trợ - kỳ vọng lớn của ngành Công Thương(7/6/2019)
  Những vũ khí tiếp theo của Mỹ - Trung trong cuộc chiến thương mại(7/6/2019)

  Tăng cường áp dụng các hàng rào kỹ thuật trong xuất nhập khẩu(6/6/2019)
  Giá xe Tesla "Made in China" rẻ hơn "Made in US" tới 13%(6/6/2019)
  Vòng đàm phán thương mại Mỹ - Nhật sẽ diễn ra tại Washington ngày 10 và 11 tháng 6(5/6/2019)
  Hơn 1.300 xe Ford Transit lắp tại Việt Nam bị triệu hồi(5/6/2019)
  Giá ô tô liên tục giảm sâu, dân Việt vẫn chê cao ngất ngưởng(4/6/2019)
  Mỹ chấm dứt thương mại ưu đãi với Ấn Độ từ ngày 5/6/2019(3/6/2019)

Tìm kiếm tin trong ngày

Đòn bẩy cho ngành công nghiệp ôtô

 

Số lần truy cập:
5667824

TIN MỚI


Thông tư số 30/2023/TT-BGTVT ban hành 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện giao thông đường sắt.
8/11/2023
Dự thảo Thông tư Quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt
26/7/2023
Ban hành 03 Quy chuản kỹ thuật quốc gia về linh kiện, thiết bị của phương tiện giao thông đường sắt
17/4/2023
Công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ GTVT được tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa
2/2/2023
Thừa nhận giấy chứng nhận, kết quả đánh giá sự phù hợp cấp cho xe cơ giới theo các Điều ước quốc tế
2/1/2023

Liên kết các website


Thông tin mới
Giá xe máy tham khảo
Giá ô tô sx trong nước tham khảo
Giá ô tô nhập khẩu tham khảo

VĂN PHÒNG TBT BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Địa chỉ: 18 Đường Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại:04-7684838 ,Fax:04-7684840 , Email:tbtbgtvt@vr.org.vn