| Tiếng Việt |  English |  Liên hệ |     Chào mừng Quý vị đến với Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp của Bộ Giao thông vận tải về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

  Trang chủ  
Thông tin về VP TBT
Mạng lưới TBT
Hoạt động thông báo
Hoạt động hỏi đáp
Văn bản pháp quy
Văn bản sắp ban hành
Các hoạt động khác
Tra cứu văn bản TBT
Bộ Giao thông vận tải
Cục Đăng kiểm
Cục đường sông
Cục đường bộ việt nam
Cục Hàng Hải Việt nam
Cục Hàng không VN

Tìm kiếm




www www.tbt-bgtvt.vn



Góc khuất đằng sau ngành vận tải hàng hải quốc tế

Hãng CNN đưa tin vụ bắt giữ tàu chở dầu trên Eo biển Hormuz phần nào hé lộ những góc khuất phía sau thế giới tăm tối của ngành vận tải hàng hải quốc tế. Trong lĩnh vực đó, chỉ mất vài phút, chủ sở hữu có thể đăng kí hoặc tái đăng ký tàu của mình bằng cờ một quốc gia khác, biến những thủy thủ vô tội trên tàu trở thành quân cờ trên một bàn cờ chính trị.

“Nếu bạn có một thẻ tín dụng và chỉ 15 phút, bạn có thể đăng ký tàu của bạn với bất kỳ quốc kỳ nước nào”, Michael Roe - Giáo sư chính sách vận tải và hàng hải thuộc Đại học Plymouth, Anh - nhận định.

Theo quy định hàng hải, mỗi tàu vận tải hàng hóa phải được đăng ký dưới một tên quốc gia. Mặc dù Công ước Liên hợp quốc về luật biển quy định các tàu nên “có mối liên hệ thực tế” với quốc gia gắn cờ, song các quy định hiện nay cho phép tàu có thể đăng ký cờ của hầu hết các nước mà không xét đến tàu đó thuộc quyền sở hữu quốc gia nào, miễn là họ trả phí đăng ký.

Theo thống kê thực tế, gần 40% tàu vận tải trên thế giới đăng ký dưới tên 3 nước - Panama, Liberia và Quần đảo Marshall trong khi 3 quốc gia này chỉ vọn vẹn sở hữu 169 tàu.

Các yếu tố thương mại là những nguyên nhân khiến các chủ sở hữu tàu đưa ra quyết định chọn gắn cờ nước khác.

“Một phương thức để giảm thiểu chi phí là chọn cờ của những nước như Mongolia. Quốc gia này không có bờ biển, không có cảng biển, không thực sự có mối liên hệ trực tiếp nào với ngành vận tải hàng hải, nhưng giá cờ của nước này rẻ và tiêu chuẩn thấp. Vì vậy, điều này có lợi cho các công ty sở hữu tàu”, Giáo sư Roe giải thích.

Theo Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), 265 tàu với tổng trọng tải 664 triệu tấn trên thế giới đăng ký dưới quốc kỳ Mongolia.

Hy Lạp - một trong những quốc gia sở hữu hạm đội lớn nhất trên thế giới - đăng ký phần lớn tàu của mình bằng cờ nước ngoài, do các chủ doanh nghiệp muốn “lách” chính sách thuế cao của chính nước mình.

Việc đăng ký cờ của quốc gia uy tín cũng như để sinh lợi là lý do khiến nhiều nước cạnh tranh quyết liệt.

"Các công ty vận tải khảo sát để tìm được một lá cờ phù hợp là chuyện phổ biến", Richard Coles, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Luật Hàng hải thuộc Đại học Southampton, cho biết, “Tuy nhiên, việc lựa chọn gắn quốc kỳ có thể bị coi là vi phạm quy định trong ngàng vận tải hàng hải. Một tàu gắn cờ Anh hoặc cờ Mỹ - là những quốc gia thực thi nghiêm ngặt các quy tắc an toàn hàng hải, hoàn toàn khác với tàu gắn cờ của một hòn đảo Caribbean nhỏ không có các quy tắc, tiêu chuẩn rõ ràng”.

Bên cạnh vi phạm các nguyên tắc hàng hải, quyết định gắn cờ còn ảnh hưởng to lớn tới thủy thủ đoàn vận hành tàu. Stena Impero - tàu chở dầu thuộc sở hữu công ty Thụy Điển - bị Iran bắt giữ tuần trước gần như chắc chắn với lý do tàu này được gắn cờ Anh.

Động thái của Iran được coi như một đòn trả đũa sau khi Hải quân Anh bắt giữ tàu chở dầu của Iran tại Gibraltar với cáo buộc tàu này chở dầu lậu sang Syria bất chấp lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu.

Thủy thủ trên tàu Stena Impero có quốc tịch Ấn Độ, Philippines, Nga và Lítva - những quốc gia gần như không có mối liên quan đến mâu thuẫn hiện nay giữa Iran và phương Tây.

David Heindel - lãnh đạo cấp cao thuộc Liên đoàn Công nhân vận tải quốc tế (ITWF) - cho rằng những nguy hiểm mà các thủy thủ phải đối mặt tại Eo biển Hormuz là “hoàn toàn không thể chấp nhận được”.

Hàng chục năm nay, ITWF liên tục triển khai chiến dịch phản đối “cờ tiện lợi”, cho rằng hành động đó khiến thủy thủ gặp nguy cơ bị lợi dụng. “Họ sẽ không có quyền giống như những người làm việc trên tàu mà quốc gia họ đứng tên làm chủ”, quan chức Heindel lý giải.

Về mặt lý thuyết, khi một tàu đăng ký cờ của một nước, nước đó sẽ chịu trách nhiệm về chiếc tàu cũng như thủy thủ đoàn, cho dù quốc tịch của họ là gì. Tuy nhiên, theo ông Heindel, những thủy thủ này thi thoảng sẽ gặp khó khăn khi nhận sự giúp đỡ từ quốc gia gắn cờ vì họ không phải là công dân chính nước đó. Điều này đặc biệt đúng khi lá cờ đó còn thuộc về một nước đang phát triển với quyền lực ngoại giao ít và không có luật bảo vệ người lao động thực sự.

Bên cạnh đó, khi rơi vào tình huống tranh cãi, các nước bị gắn cờ cũng không có sức mạnh giải quyết vì có thể công dân nước họ dính vào sự vụ song họ không có quyền đối với con tàu vi phạm kia.

Thậm chí, để tình hình còn rối ren hơn, các tàu được phép đổi cờ mình đăng ký từ trước và đăng ký lại với một quốc kỳ nước khác ngay giữa hành trình. “Ví dụ, trong Chiến tranh vùng Vịnh thứ nhất, một vài tàu vận tải của Kuwait được gắn lại cờ Anh và cờ Mỹ để được hưởng quyền lợi bảo vệ từ các quốc gia này”, nhà nghiên cứu Coles nêu rõ.

Phí bảo hiểm cũng có thể đóng một vai trò then chốt. Lloyd's List - một tạp chí tin tức chuyên ngành vận tải - tuần trước cho hay phí bảo hiểm rủi ro chiến tranh đối với các tàu gắn cờ Anh đã tăng hàng chục nghìn USD kể từ khi xảy ra sự cố tàu chở dầu Stena Impero. Điều này khiến nhiều chủ tàu không dám đăng ký tàu mình với cờ Anh.

Theo người phát ngôn của Stena Bulk, chủ sở hữu Stena Impero, chính phủ Anh và Thụy Điển đang tích cực triển khai các nỗ lực ngoại giao để trả tự do tàu và thủy thủ đoàn, cũng như đồng thời thông báo thông tin kịp thời cho các đại sứ quán Nga, Lítva, Philippines và Ấn Độ.

Theo Tạp chí GTVT

Các bài đã đăng:

  EU đe dọa trả đũa Mỹ 39,1 tỉ USD nếu áp thuế với ô tô(26/7/2019)
  Trung Quốc muốn tăng quyền lực trong ngành xe hơi toàn cầu(25/7/2019)
  Áp lực phê chuẩn FTA mới của EU sau 20 năm đàm phán(25/7/2019)
  EU tăng gấp đôi mức đe dọa trả đũa nếu Mỹ tăng thuế ô tô(24/7/2019)

  Giảm cả trăm triệu đồng, nhiều ô tô vẫn không "thoát ế"(23/7/2019)
  EU tăng gấp đôi mức đe dọa trả đũa nếu Mỹ tăng thuế ô tô(23/7/2019)
  Các Bộ trưởng kinh tế ASEAN sẽ ký thỏa thuận công nhận lẫn nhau về ô tô vào tháng 9(22/7/2019)
  Vòng xoáy thuế quan của Mỹ tiếp diễn từ Trung Quốc tới EU(19/7/2019)
  Tiêu thụ giảm nhưng người Việt vẫn mua khoảng 250.000 xe máy/tháng(18/7/2019)
  Đàm phán thương mại Mỹ - Nhật sẽ được tổ chức từ ngày 24 - 26/7 tại Washington(17/7/2019)

Tìm kiếm tin trong ngày

Góc khuất đằng sau ngành vận tải hàng hải quốc tế

 

Số lần truy cập:
5665226

TIN MỚI


Thông tư số 30/2023/TT-BGTVT ban hành 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện giao thông đường sắt.
8/11/2023
Dự thảo Thông tư Quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt
26/7/2023
Ban hành 03 Quy chuản kỹ thuật quốc gia về linh kiện, thiết bị của phương tiện giao thông đường sắt
17/4/2023
Công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ GTVT được tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa
2/2/2023
Thừa nhận giấy chứng nhận, kết quả đánh giá sự phù hợp cấp cho xe cơ giới theo các Điều ước quốc tế
2/1/2023

Liên kết các website


Thông tin mới
Giá xe máy tham khảo
Giá ô tô sx trong nước tham khảo
Giá ô tô nhập khẩu tham khảo

VĂN PHÒNG TBT BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Địa chỉ: 18 Đường Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại:04-7684838 ,Fax:04-7684840 , Email:tbtbgtvt@vr.org.vn