| Tiếng Việt |  English |  Liên hệ |     Chào mừng Quý vị đến với Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp của Bộ Giao thông vận tải về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

  Trang chủ  
Thông tin về VP TBT
Mạng lưới TBT
Hoạt động thông báo
Hoạt động hỏi đáp
Văn bản pháp quy
Văn bản sắp ban hành
Các hoạt động khác
Tra cứu văn bản TBT
Bộ Giao thông vận tải
Cục Đăng kiểm
Cục đường sông
Cục đường bộ việt nam
Cục Hàng Hải Việt nam
Cục Hàng không VN

Tìm kiếm




www www.tbt-bgtvt.vn



Cú hích từ EVFTA

Việc Nghị viện châu Âu dự kiến bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) vào hôm nay (12/2) là tin mừng đối với kinh tế Việt Nam trong bối cảnh những lo ngại về kinh tế giảm tốc do ảnh hưởng của dịch Corona.

Nếu Nghị viện châu Âu chính thức thông qua, EVFTA có thể được đưa ngay vào thực hiện, sau khi Việt Nam phê chuẩn. Riêng EVIPA cần nghị viện các nước thành viên EU phê chuẩn, sau đó mới có thể được đưa vào thực thi.

Nhưng kể cả EVIPA nhiều khả năng phải ít nhất 2 năm nữa mới được thực thi, thì EVFTA cũng sẽ sớm có những tác động tích cực tới cả hai phía. EVFTA là một hiệp định toàn diện, chất lượng cao và sẽ mang lại lợi ích kinh tế rõ rệt cho cả Việt Nam và EU. Ở đây, chỉ xin đề cập tác động của EVFTA tới kinh tế Việt Nam. Đó là gần 100% hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình khoảng 10 năm. Thậm chí, ngay khi EVFTA có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU.

Cho đến nay, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho Việt Nam trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã được ký. Lợi ích này đặc biệt có ý nghĩa khi EU liên tục là một trong 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Theo tính toán của các cơ quan chức năng, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ tăng thêm khoảng 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với khi không có hiệp định.

Cụ thể hơn, các con số được chỉ ra là, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam dự kiến tăng trung bình 5,21 - 8,17% trong các năm 2019 - 2023. Con số này là 11,12 - 15,27% trong các năm 2024 - 2028 và 17,98-21,95% trong các năm 2029-2033.

Trong khi đó, ở góc độ tăng trưởng kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng từng dự báo rằng, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ được cải thiện trong cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Rằng, EVFTA sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân 2,18-3,25% trong các đoạn 2019-2023; 4,57-5,3% trong 2024-2028 và 7,07-7,72% trong 2029-2033.

Những con số trên đã cho thấy rõ những tác động lớn tới kinh tế Việt Nam của EVFTA. Chưa nói tới các vấn đề như thúc đẩy cải cách thể chế, chính sách, cải thiện môi trường Đầu tư, kinh doanh, năng lực cạnh tranh… mà EVFTA sẽ mang lại cho kinh tế Việt Nam, chỉ riêng tác động tới tăng trưởng xuất khẩu, tới dòng đầu tư, tới tăng trưởng kinh tế là rất đáng kể.

Tất nhiên, mọi con số vẫn đang chỉ trên lý thuyết, tác động thực tế ra sao và bao nhiêu còn phụ thuộc vào việc Việt Nam có tận dụng được cơ hội này hay không, phản ứng chính sách ra sao. Song rõ ràng, ở vào thời điểm này, đây là một thông tin rất tích cực.

Chưa nói tới các tác động mang tính dài hạn, chỉ nhìn ở trước mắt, nếu Nghị viện châu Âu thông qua EVFTA, thì đó là một tin rất đáng mừng với kinh tế Việt Nam.

Dịch Corona đang khiến kinh tế Việt Nam đối mặt với rất nhiều khó khăn, xuất khẩu bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thu hút đầu tư cũng có thể bị tác độngvà tăng trưởng kinh tế sẽ bị giảm tốc, có thể chỉ đạt được mức tăng trưởng 6,27% hoặc 6,09%, tùy thời điểm dịch bệnh kết thúc, thấp hơn nhiêu so với mục tiêu tăng trưởng 6,8%. Trong bối cảnh đó, EVFTA có thể là động lực mới, tức thời. Đầu ra cho sản phẩm xuất khẩu có thể trông vào thị trường châu Âu. Thu hút đầu tư nước ngoài cũng có thể kỳ vọng nhiều hơn ở thị trường này. Tăng trưởng GDP, vì thế cũng sẽ bớt áp lực giảm tốc.

Cú hích từ EVFTA là không nhỏ, nhưng đón nhận được bao nhiêu còn phụ thuộc vào chính sự phản ứng của Việt Nam.

Theo Báo Đầu tư

Các bài đã đăng:

  Thỏa thuận thương mại Anh - EU đối mặt rủi ro mới về quyền phủ quyết(11/2/2020)
  Đâu là lý do khiến Boeing B787 Dreamliner là “niềm tự hào” của Boeing?(11/2/2020)
  Các nhà sản xuất ô tô châu Âu cảnh báo khó khăn vì nCoV(10/2/2020)
  Doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá về Việt Nam: Điểm đầu tư hứa hẹn nhất năm 2020(7/2/2020)

  Tại sao Bamboo Airways và Japan Airlines tính bắt tay hợp tác?(7/2/2020)
  Hyundai ngừng sản xuất ôtô tại Hàn Quốc vì virus corona(6/2/2020)
  Hyundai tham vọng thành 'trùm' xe điện(5/2/2020)
  Ford góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển(4/2/2020)
  Nhìn lại một năm thực hiện CPTPP(4/2/2020)
  Mitsubishi bị điều tra gian lận khí thải(3/2/2020)

Tìm kiếm tin trong ngày

Cú hích từ EVFTA

 

Số lần truy cập:
5743553

TIN MỚI


Thông tư số 30/2023/TT-BGTVT ban hành 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện giao thông đường sắt.
3/1/2024
Dự thảo Thông tư Quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt
26/7/2023
Ban hành 03 Quy chuản kỹ thuật quốc gia về linh kiện, thiết bị của phương tiện giao thông đường sắt
17/4/2023
Công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ GTVT được tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa
2/2/2023
Thừa nhận giấy chứng nhận, kết quả đánh giá sự phù hợp cấp cho xe cơ giới theo các Điều ước quốc tế
2/1/2023

Liên kết các website


Thông tin mới
Giá xe máy tham khảo
Giá ô tô sx trong nước tham khảo
Giá ô tô nhập khẩu tham khảo

VĂN PHÒNG TBT BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Địa chỉ: 18 Đường Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại:04-7684838 ,Fax:04-7684840 , Email:tbtbgtvt@vr.org.vn