| Tiếng Việt |  English |  Liên hệ |     Chào mừng Quý vị đến với Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp của Bộ Giao thông vận tải về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

  Trang chủ  
Thông tin về VP TBT
Mạng lưới TBT
Hoạt động thông báo
Hoạt động hỏi đáp
Văn bản pháp quy
Văn bản sắp ban hành
Các hoạt động khác
Tra cứu văn bản TBT
Bộ Giao thông vận tải
Cục Đăng kiểm
Cục đường sông
Cục đường bộ việt nam
Cục Hàng Hải Việt nam
Cục Hàng không VN

Tìm kiếm




www www.tbt-bgtvt.vn



Áp lực chính là cơ hội

Năm 2020, các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) dự báo tiếp tục mang lại cho Việt Nam những lợi thế về xuất khẩu (XK), thu hút đầu tư. Nhưng, để tận dụng được cơ hội đó, rất cần sự chủ động từ doanh nghiệp (DN). Đó là khẳng định của Tiến sĩ Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh với phóng viên Báo Công Thương.

Thực thi các FTA sẽ tiếp tục mở ra cho cộng đồng DN cơ hội như thế nào, thưa ông?

Hiện Việt Nam có 16 FTA được ký kết, trong đó 12 FTA đã có hiệu lực. Đặc biệt, trong số các FTA đã ký kết, Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được kỳ vọng sẽ có những tác động sâu rộng đến nền kinh tế Việt Nam. Việc thực thi hai FTA sẽ thúc đẩy tăng trưởng thương mại thông qua các cam kết cắt giảm thuế quan và mở rộng thị trường, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm và tăng cơ hội thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Bên cạnh đó, nhờ các cam kết cao và toàn diện trên nhiều lĩnh vực, CPTPP và EVFTA có thể đẩy nhanh quá trình cải cách thể chế cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN, thúc đẩy quá trình tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động, các DN trong nước cần làm gì để khai thác các cơ hội từ các FTA, thưa ông?

Thực tế cho thấy, Việt Nam là nền kinh tế mở, trong bối cảnh hiện nay, rủi ro bên ngoài rất nhiều. Trong khi đó, nội tại, thể lực của kinh tế Việt Nam có tốt lên, nhưng cũng có nhiều vấn đề còn tồn tại. Thực thi các FTA cũng khiến DN Việt Nam phải đối mặt với thách thức khi hàng hóa bị cạnh tranh ngay trên sân nhà, trong đó, lĩnh vực phải chịu tổn thương lớn là nông nghiệp.

Song áp lực đó sẽ là cơ hội để DN, nông dân trong nước tái cơ cấu sản xuất, tăng cường liên kết để phát triển. Như vậy, có thể nói FTA đã mở ra cho DN, nhà sản xuất một sân chơi rộng hơn, song muốn tận dụng được cơ hội phải chủ động nâng cao năng lực sản xuất, nắm bắt thông tin, nhu cầu thị trường... Ngoài ra, DN cần hiểu rằng, trong cạnh tranh sẽ có thắng, thua, có DN ở lại, DN ra đi. Tuy nhiên, ra đi không hẳn là "chết" mà để tìm đến một sân chơi khác, phù hợp hơn.

Đàm phán nhanh, ký kết sớm các FTA đã đưa Việt Nam trở thành một trong những tâm điểm thu hút đầu tư của thế giới, có cơ hội nâng cao chất lượng dòng vốn đầu tư. Ông đánh giá về vấn đề này như thế nào?

Đàm phán nhanh và ký kết sớm các FTA cũng là một trong những yếu tố đem đến cho Việt Nam một sức bật mới, giữ mức tăng trưởng thu hút đầu tư trong bối cảnh xu hướng thế giới đang chậm lại.

Song để thu hút dòng vốn FDI có chất lượng, nhà nước cần tiếp tục cải cách thể chế, pháp luật thu hút FDI, nhất là đối với lĩnh vực có hàm lượng giá trị gia tăng cao. Đồng thời, đẩy mạnh hỗ trợ DN khởi nghiệp, tăng cường phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, tạo cơ hội cho DN FDI liên kết với DN trong nước thúc đẩy DN tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Xin cảm ơn ông!

Theo báo Công thương

Các bài đã đăng:

  Cú hích từ EVFTA(12/2/2020)
  Thỏa thuận thương mại Anh - EU đối mặt rủi ro mới về quyền phủ quyết(11/2/2020)
  Đâu là lý do khiến Boeing B787 Dreamliner là “niềm tự hào” của Boeing?(11/2/2020)
  Các nhà sản xuất ô tô châu Âu cảnh báo khó khăn vì nCoV(10/2/2020)

  Doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá về Việt Nam: Điểm đầu tư hứa hẹn nhất năm 2020(7/2/2020)
  Tại sao Bamboo Airways và Japan Airlines tính bắt tay hợp tác?(7/2/2020)
  Hyundai ngừng sản xuất ôtô tại Hàn Quốc vì virus corona(6/2/2020)
  Hyundai tham vọng thành 'trùm' xe điện(5/2/2020)
  Ford góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển(4/2/2020)
  Nhìn lại một năm thực hiện CPTPP(4/2/2020)

Tìm kiếm tin trong ngày

Áp lực chính là cơ hội

 

Số lần truy cập:
5743210

TIN MỚI


Thông tư số 30/2023/TT-BGTVT ban hành 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện giao thông đường sắt.
3/1/2024
Dự thảo Thông tư Quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt
26/7/2023
Ban hành 03 Quy chuản kỹ thuật quốc gia về linh kiện, thiết bị của phương tiện giao thông đường sắt
17/4/2023
Công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ GTVT được tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa
2/2/2023
Thừa nhận giấy chứng nhận, kết quả đánh giá sự phù hợp cấp cho xe cơ giới theo các Điều ước quốc tế
2/1/2023

Liên kết các website


Thông tin mới
Giá xe máy tham khảo
Giá ô tô sx trong nước tham khảo
Giá ô tô nhập khẩu tham khảo

VĂN PHÒNG TBT BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Địa chỉ: 18 Đường Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại:04-7684838 ,Fax:04-7684840 , Email:tbtbgtvt@vr.org.vn