| Tiếng Việt |  English |  Liên hệ |     Chào mừng Quý vị đến với Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp của Bộ Giao thông vận tải về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

  Trang chủ  
Thông tin về VP TBT
Mạng lưới TBT
Hoạt động thông báo
Hoạt động hỏi đáp
Văn bản pháp quy
Văn bản sắp ban hành
Các hoạt động khác
Tra cứu văn bản TBT
Bộ Giao thông vận tải
Cục Đăng kiểm
Cục đường sông
Cục đường bộ việt nam
Cục Hàng Hải Việt nam
Cục Hàng không VN

Tìm kiếm




www www.tbt-bgtvt.vn



Anh khó 'đoạn tuyệt' với Trung Quốc như Mỹ

Lệnh cấm Huawei hôm 14/7 đã báo hiệu dấu chấm hết cho "kỷ nguyên vàng" Anh - Trung, nhưng London không dễ đoạn tuyệt quan hệ với Bắc Kinh.

Lệnh cấm Huawei tham gia mạng 5G cho thấy Anh dường như không còn mập mờ về vấn đề an ninh quốc gia để duy trì mối quan hệ với Trung Quốc. Thay vào đó, London chọn chính sách cứng rắn với Bắc Kinh, giống như đồng minh Mỹ.

Quyết định này được xem là thắng lợi lớn đối với Mỹ, khi chính quyền Tổng thống Donald Trump gần đây liên tục thúc giục các đồng minh loại Huawei khỏi mạng lưới 5G với lý do rằng tập đoàn công nghệ Trung Quốc là một mối đe dọa về an ninh.

Oliver Dowden, Bộ trưởng Văn hóa, Truyền thông và Thể thao Anh, nói các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Huawei hồi tháng 5 "đã thay đổi đáng kể" quan điểm của London. "Khi xem xét tới thực tế rằng lệnh trừng phạt đó đã tạo ra sự thiếu chắc chắn đối với chuỗi cung ứng của Huawei, Anh không còn đủ tự tin có thể đảm bảo về các thiết bị của công ty này trong tương lai", Dowden cho hay.

Dù lệnh cấm Huawei thực tế chỉ là "sự đảo chiều" của London trong một vấn đề cụ thể, nó vẫn được xem là chiến thắng lớn đối với phe diều hâu chống Trung Quốc ở Anh. Họ không thích mối quan hệ ngày càng gắn kết giữa London và Bắc Kinh trong hai thập kỷ qua, đồng thời ủng hộ lập trường cứng rắn với Trung Quốc như cách của chính phủ Mỹ.

Tuy nhiên, Luke McGee, nhà phân tích của CNN, cho rằng việc Anh đoạn tuyệt với Trung Quốc sẽ "nói dễ hơn làm". Ngay từ đầu những năm 2000, chính phủ Anh đã chủ động hợp tác với Trung Quốc trong một số vấn đề quan trọng, từ biến đổi khí hậu tới an ninh toàn cầu, để đổi lấy mối quan hệ đối tác kinh tế gắn kết hơn, điều được xem đặc biệt quan trọng với London thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính. Kết quả là ảnh hưởng của Trung Quốc đã ăn sâu bám rễ ở Anh, khiến nỗ lực đảo chiều quan hệ gặp rất nhiều khó khăn.

Hợp tác giữa Anh và Trung Quốc bao gồm quan hệ đối tác thương mại trị giá gần 88 tỷ USD, đầu tư nước ngoài trực tiếp, nguồn thu 2,14 tỷ USD từ du học sinh Trung Quốc, cũng như việc tham gia của Bắc Kinh trong các dự án cơ sở hạ tầng ở Anh, gồm các nhà máy điện hạt nhân.

Nhiều tranh luận ở Anh trước đây về việc đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc đã bị "phủ bóng" bởi các lợi ích kinh tế tiềm năng. "Thương mại nói chung và hợp tác với Trung Quốc không nên là vấn đề gây tranh cãi. Bởi vì hợp tác càng nhiều, chúng ta càng thu hút đầu tư nước ngoài tốt hơn", cựu ngoại trưởng Anh Malcolm Rifkind cho hay.

Tuy nhiên, ông cũng thêm rằng điều này không thể đánh đổi bằng an ninh quốc gia. "Tất nhiên chúng tôi cũng thấy nhiều rủi ro đối với Huawei và tôi nghĩ các nhà máy điện hạt nhân là điều chính phủ chắc chắn phải cân nhắc", ông nói.

Rifkind tin rằng các chính phủ Anh trước đây không thể dự đoán được Trung Quốc thay đổi như thế nào trong những năm sau đó. "Họ không thể biết dưới thời Tập Cận Bình, Trung Quốc sẽ hành động ngày càng táo bạo và quyết liệt hơn", ông nói.

Raffaello Pantucci, thành viên cấp cao của Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia, đồng tình với quan điểm trên. "Trung Quốc trước đây vận hành theo quan điểm 'giấu mình chờ thời' của cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình. Nhưng giờ họ đã trở thành cường quốc và quyết đoán hơn trên vũ đài quốc tế. Do đó, Trung Quốc giờ rất khác quốc gia mà chúng tôi từng biết", Pantucci nói.

Anh đang ở trong tình thế khó khăn, theo McGee. "Liệu lệnh cấm với Huawei có khiến các công ty Trung Quốc bị cấm tham gia vào những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khác?", bình luận viên này đặt câu hỏi.

Nhiều công ty nhà nước Trung Quốc dự kiến tham gia xây dựng ít nhất 3 nhà máy điện hạt nhân ở miền nam nước Anh, trong đó có dự án xây dựng lò phản ứng, làm dấy lên nhiều lo ngại trong nội bộ đảng Bảo thủ của Thủ tướng Anh Boris Johnson.

"Rắc rối sẽ xảy ra khi bạn quá phụ thuộc vào công nghệ khó có thể thay thế", Tom Tugendhat, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Anh, cho hay. "Lò phản ứng hạt nhân do Trung Quốc xây dựng sẽ khiến chúng tôi ít nhiều phải phụ thuộc vào Trung Quốc trong việc bảo trì và sửa chữa. Anh cũng đối mặt với mối đe dọa nữa khi Trung Quốc kiểm soát phần cứng của nhà máy điện hạt nhân".

McGee cho rằng đảo chiều quan hệ với Trung Quốc sẽ là quyết định khó khăn đối với bất kỳ nước nào, không chỉ riêng với Anh, quốc gia vừa rời Liên minh châu Âu (EU), thị trường lớn nhất thế giới, và cố gắng trở thành một cường quốc kinh tế độc lập.

Bài toán Trung Quốc còn trở nên "đau đầu" hơn với Anh, khi EU hiện không có kế hoạch đưa ra các động thái táo bạo nhằm kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc và vẫn cam kết duy trì mối quan hệ với Bắc Kinh, trong bối cảnh Brussels muốn tăng vị thế địa chính trị.

Theo McGee, Anh giờ phải đối mặt với câu hỏi: họ muốn điều gì từ Trung Quốc? Câu hỏi này được xem xét ở khía cạnh chính trị hơn là kinh tế.

"Hàng loạt vấn đề gần đây như Hong Kong, Tân Cương, Covid-19 đã thay đổi cuộc tranh luận về Trung Quốc, từ một nhà cung cấp công nghệ đơn thuần trở thành một điều gì đó lớn hơn", Pantuuci nói.

Trong khi đó, Brown cho biết có giả thuyết cho rằng lệnh cấm mới của London là "động thái thể hiện trung thành" với Washington, nhằm giúp Anh củng cố vị thế hậu Brexit. Tuy nhiên, ông thêm rằng nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong bối cảnh Mỹ sắp bước vào cuộc bầu cử đầy hỗn loạn vào tháng 11. "Nước Mỹ đang đối mặt với nhiều thách thức lớn về chính trị và kinh tế. Câu hỏi đặt ra là Anh có chọn đúng đường hay không?", Brown nói.

McGee cho hay Anh còn phải đối mặt với các đòn "trả đũa" của Bắc Kinh. Nhiều nhà ngoại giao và truyền thông Trung Quốc tuyên bố London sẽ gánh hậu quả vì các động thái gần đây, dù không nêu cụ thể. Điều này không chỉ khiến mối quan hệ Anh - Trung xấu đi về mặt kinh tế, mà còn trên nhiều vấn đề khác như hợp tác về biến đổi khí hậu hay các mối quan tâm của Anh về Hong Kong, theo McGee.

Theo Vnexpress.net

Các bài đã đăng:

  Hội nhập kinh tế quốc tế: Ưu tiên thực thi hiệu quả các FTA đã có hiệu lực(20/7/2020)
  ASEAN trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc trong phát triển chuỗi cung ứng(15/7/2020)
  Cuộc chạy đua nhằm thu hút doanh nghiệp rời Trung Quốc(15/7/2020)
  Việt Nam- Hoa Kỳ: Khẳng định tầm quan trọng 25 năm quan hệ đối tác toàn diện(14/7/2020)

  Cuộc đua WTO bắt đầu trong áp lực thương chiến và các xung đột khu vực(13/7/2020)
  Chốt danh sách 6 ứng cử viên cho vị trí lãnh đạo WTO(10/7/2020)
  THACO xuất khẩu ô tô qua Thái Lan(10/7/2020)
  THACO công bố giá mới, giảm đồng loạt cho các thương hiệu Kia, Mazda và Peugeot(9/7/2020)
  Thủ tướng: Bỏ lỡ cơ hội thu hút nguồn vốn xã hội, FDI khu vực và toàn cầu trong lúc dịch chuyển các dòng vốn là một sai lầm lớn(9/7/2020)
  Toyota ngừng bán Yaris tại thị trường Mỹ(8/7/2020)

Tìm kiếm tin trong ngày

Anh khó 'đoạn tuyệt' với Trung Quốc như Mỹ

 

Số lần truy cập:
5668053

TIN MỚI


Thông tư số 30/2023/TT-BGTVT ban hành 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện giao thông đường sắt.
8/11/2023
Dự thảo Thông tư Quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt
26/7/2023
Ban hành 03 Quy chuản kỹ thuật quốc gia về linh kiện, thiết bị của phương tiện giao thông đường sắt
17/4/2023
Công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ GTVT được tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa
2/2/2023
Thừa nhận giấy chứng nhận, kết quả đánh giá sự phù hợp cấp cho xe cơ giới theo các Điều ước quốc tế
2/1/2023

Liên kết các website


Thông tin mới
Giá xe máy tham khảo
Giá ô tô sx trong nước tham khảo
Giá ô tô nhập khẩu tham khảo

VĂN PHÒNG TBT BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Địa chỉ: 18 Đường Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại:04-7684838 ,Fax:04-7684840 , Email:tbtbgtvt@vr.org.vn