| Tiếng Việt |  English |  Liên hệ |     Chào mừng Quý vị đến với Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp của Bộ Giao thông vận tải về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

  Trang chủ  
Thông tin về VP TBT
Mạng lưới TBT
Hoạt động thông báo
Hoạt động hỏi đáp
Văn bản pháp quy
Văn bản sắp ban hành
Các hoạt động khác
Tra cứu văn bản TBT
Bộ Giao thông vận tải
Cục Đăng kiểm
Cục đường sông
Cục đường bộ việt nam
Cục Hàng Hải Việt nam
Cục Hàng không VN

Tìm kiếm




www www.tbt-bgtvt.vn



Vì sao quốc đảo “hạt tiêu” Singapore dẫn đầu logistics thế giới?

Ngành Logistics ở Singapore đã phát triển như thế nào trong những năm qua? Điều gì đang được thực hiện để giúp Singapore duy trì vị thế là quốc gia phát triển logistics hàng đầu thế giới?

Logistics - Những ngày đầu

Theo Hiệp hội Logistics Singapore (trước đây là Hiệp hội Giao nhận vận tải Singapore), việc giao nhận hàng hóa bắt đầu hình thành trong thế kỷ 19 cùng với sự phát triển của dịch vụ thương mại trung chuyển. Khi đó, Singapore là một trung tâm trao đổi các sản phẩm của châu Âu, Ấn Độ và Trung Quốc rất nhộn nhịp của người Hồi giáo. Điều này mở ra cơ hội lưu trữ, vận chuyển hàng hóa và giao nhận tại địa phương.

Đầu những năm 80, các công ty giao nhận, vận tải hàng hóa có trụ sở tại Singapore bắt đầu mở rộng địa bàn sang Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Philippines. Sau cuộc suy thoái kinh tế vào giữa những năm 80, các công ty bắt đầu mở rộng phạm vi dịch vụ của họ. Ví dụ, những công ty đang tập trung vào vận tải hàng không bắt đầu thể hiện sự quan tâm đến vận tải đường biển và ngược lại. Đồng thời, khoảng thời gian này cũng xuất hiện sự thay đổi ngày nhiều trong kho bãi và sự phân phối hàng hóa. Sau đó, các công ty giao nhận vận tải đã phát triển và tiếp tục mở rộng bao gồm các dịch vụ như vận chuyển, kho bãi, quản lý hàng tồn kho - tất cả những hoạt động này được gọi chung là logistics.

Với sự phát triển không ngừng, sau vài thập kỷ, Singapore đã trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về lĩnh vực logistics và có những dịch vụ logistics chuyên biệt như chăm sóc sức khỏe, hàng hóa lạnh, hóa chất... Singapore được Ngân hàng Thế giới bình chọn là trung tâm logistics hàng đầu châu Á vào năm 2012.

Hướng ra toàn cầu

Singapore là một trong những trung tâm tài chính và kinh doanh toàn cầu hàng đầu châu Á và vị trí chiến lược của quốc gia này cũng đã khuyến khích các doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới khám phá các cơ hội kinh doanh. Theo Ủy ban Phát triển kinh tế Singapore (EDB), có hai xu hướng công nghiệp cho thấy châu Á sẽ là ngôi nhà của “các nhà lãnh đạo” vận tải và logistics toàn cầu trong tương lai. Sự thay đổi dài hạn trong thương mại và đầu tư từ Tây sang Đông được coi là một trong những lý do cho sự tăng trưởng và hơn hết là lợi thế ban đầu của châu Á trong cạnh tranh với chi phí thấp.

Sự kết nối tuyệt vời

Ngành Logistics tại Singapore cũng được biết đến với công nghệ hiện đại. Điển hình như TradeXchange là một sáng kiến công nghệ do hải quan của Singapore triển khai. Công nghệ TradeXchange cung cấp một cửa sổ điện tử duy nhất cho quy trình làm việc, gửi và yêu cầu tích hợp đến các cảng biển, sân bay, cơ quan hàng hải, hải quan và cơ quan có thẩm quyền. Công nghệ này giúp cho các giao dịch thương mại trở nên đơn giản và liền mạch trong chuỗi cung ứng, mang lại năng suất cao hơn, sự linh hoạt trong kinh doanh và cuối cùng là tăng cường khả năng cạnh tranh của Singapore trong lĩnh vực thương mại và logistics toàn cầu.

Triển vọng cho ngành logistics của Singapore

EDB đã phối hợp các cơ quan đưa ra lộ trình 5 năm với mục tiêu tăng năng suất dài hạn của ngành vận tải và logistics của Singapore. Lộ trình tăng năng suất này sẽ không chỉ thúc đẩy năng suất dài hạn của ngành công nghiệp logistics và vận tải mà còn góp phần tăng cường năng suất trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ của Singapore. Lộ trình này cũng sẽ giúp lựa chọn các phân khúc của ngành vận tải và logistics.

Theo đó, lộ trình tập trung vào các hoạt động như nâng cao chuyên môn quản lý chuỗi cung ứng, tăng cường đổi mới và nâng cao hiệu quả ở cấp độ doanh nghiệp và ngành công nghiệp. Theo đó, quản lý chuỗi cung ứng là một lợi thế cạnh tranh chiến lược và là điểm khác biệt chính cho các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp toàn cầu. Bằng cách tăng cường khả năng quản lý chuỗi cung ứng của mình, các công ty ở Singapore có thể làm việc hướng tới năng suất cao hơn và chi phí hoạt động thấp hơn. Theo chiến lược này, EDB sẽ tăng cường chuyên môn quản lý chuỗi cung ứng bằng cách khuyến khích các công ty hàng đầu trong ngành công nghiệp tạo điều kiện chuyển giao kiến thức về thực tiễn và học hỏi những bí quyết tốt nhất từ các quốc gia, chọn lọc và áp dụng phù hợp với tình hình thực tiễn tại Singapore.

Phát triển chuyên môn quản lý chuỗi cung ứng đặc biệt là cho khu vực châu Á cũng đóng vai trò là yếu tố khác biệt bổ sung vì nó sẽ giúp các doanh nghiệp ở Singapore hoạt động linh hoạt với bối cảnh thương mại trong khu vực và nắm bắt sự tăng trưởng mới trong sự phát triển thương mại nội địa châu Á. Cụ thể, EDB đang hợp tác với các công ty logistics để đào tạo các nhà quản lý chuỗi cung ứng về xây dựng kiến thức thực tế mới về bối cảnh hoạt động ở châu Á và khai thác các cơ hội để tối ưu hóa chuỗi cung ứng.

Các công ty logistics tại Singapore cũng được trao cơ hội để phát triển các khả năng và giải pháp chuyên ngành cho các ngành sản xuất và dịch vụ. Các ngành công nghiệp mà các công ty logistics có thể phát triển khả năng chuyên ngành của mình bao gồm khoa học sinh học, dầu khí và hàng không vũ trụ. EDB hiện đang tiếp tục làm việc với các tổ chức giáo dục để trang bị cho sinh viên các kỹ năng liên quan và EDB cũng sẽ làm việc với những công ty logistics hàng đầu để phát triển các khả năng chuyên môn này

Theo Tạp chí GTVT

Các bài đã đăng:

  Boeing thông báo thua lỗ lớn, có thể tiếp tục cắt giảm nhân viên(3/8/2020)
  Gấp rút hoàn thiện pháp luật để thực thi EVFTA có hiệu quả(3/8/2020)
  EVFTA sẽ mở ra một giai đoạn phát triển đầy triển vọng cho Việt Nam(31/7/2020)
  Việt Nam - EU: Cam kết phối hợp chặt chẽ triển khai hiệu quả Hiệp định EVFTA(30/7/2020)

  Phớt lờ chỉ thị chống dịch, Honda Việt Nam vẫn tổ chức quảng cáo xe(30/7/2020)
  Phát triển ngành công nghiệp ôtô: Phải biết khai thác lợi thế trong hội nhập(29/7/2020)
  Tiếp tục nâng cao vai trò của Việt Nam trong ASEAN(29/7/2020)
  Toyota chưa thể khôi phục sản xuất bình thường(28/7/2020)
  Tin cảnh báo Tuần 4 tháng 5 năm 2020(28/7/2020)
  Trở ngại ô tô Mỹ trong thỏa thuận thương mại hậu Brexit với Anh(27/7/2020)

Tìm kiếm tin trong ngày

Vì sao quốc đảo “hạt tiêu” Singapore dẫn đầu logistics thế giới?

 

Số lần truy cập:
5667933

TIN MỚI


Thông tư số 30/2023/TT-BGTVT ban hành 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện giao thông đường sắt.
8/11/2023
Dự thảo Thông tư Quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt
26/7/2023
Ban hành 03 Quy chuản kỹ thuật quốc gia về linh kiện, thiết bị của phương tiện giao thông đường sắt
17/4/2023
Công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ GTVT được tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa
2/2/2023
Thừa nhận giấy chứng nhận, kết quả đánh giá sự phù hợp cấp cho xe cơ giới theo các Điều ước quốc tế
2/1/2023

Liên kết các website


Thông tin mới
Giá xe máy tham khảo
Giá ô tô sx trong nước tham khảo
Giá ô tô nhập khẩu tham khảo

VĂN PHÒNG TBT BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Địa chỉ: 18 Đường Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại:04-7684838 ,Fax:04-7684840 , Email:tbtbgtvt@vr.org.vn