| Tiếng Việt |  English |  Liên hệ |     Chào mừng Quý vị đến với Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp của Bộ Giao thông vận tải về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

  Trang chủ  
Thông tin về VP TBT
Mạng lưới TBT
Hoạt động thông báo
Hoạt động hỏi đáp
Văn bản pháp quy
Văn bản sắp ban hành
Các hoạt động khác
Tra cứu văn bản TBT
Bộ Giao thông vận tải
Cục Đăng kiểm
Cục đường sông
Cục đường bộ việt nam
Cục Hàng Hải Việt nam
Cục Hàng không VN

Tìm kiếm




www www.tbt-bgtvt.vn



Vì sao giá cước xe vào Cảng Lutus tăng sốc khiến doanh nghiệp 'kêu trời'?

Mặc dù trong mùa dịch Covid-19 nhưng Cảng Lutus lại bất ngờ tăng 200% giá cước xe vào cảng vận chuyển hàng hóa khiến các doanh nghiệp vận tải bức xúc.

Các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn TP.HCM cho rằng dịch bệnh Covid-19 thời gian qua đã gây ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế trong nước và quốc tế. Thủ tướng Chính phủ, UBND TP.HCM đã kêu gọi và đang tạo điều kiện để các đơn vị, doanh nghiệp tiếp tục ổn định và phát triển kinh tế, xã hội.

Thế nhưng Công ty Liên doanh Bông Sen (đơn vị quản lý, khai thác Cảng Lutus) lại tăng giá cước xe năm 2020 “cao gấp 2 lần” điều này khiến các doanh nghiệp rất bức xúc và gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì kinh doanh trong mùa dịch Covid-19.

Là doanh nghiệp chuyên vận chuyển hàng thiết bị siêu trường, siêu trọng ông Đậu Huy Song - Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu Hưng Song bức xúc: “Hiện nay chi phí hàng hoá qua cảng quá cao, không đồng nhất, mỗi cảng đưa ra một mức giá khác nhau, tự các doanh nghiệp thoả thuận, trả giá như mua bó rau ngoài chợ gây nhiều phiền hà và khó khăn cho doanh nghiệp. Nếu như năm 2019 một kiện hàng 37 tấn của công ty lấy từ trong cảng Lutus ra ngoài chi phí khoảng 7 triệu đồng thì năm 2020 là 15 triệu đồng. Việc tăng giá đột ngột như vậy là quá cao, các doanh nghiệp cũng đã có ý kiến rất nhiều tới cảng nhưng vẫn chưa có điều chỉnh”.

Đồng quan điểm, ông Đàm Văn Tiến - Giám đốc Công ty Nam Tiến than thở: “Các cảng hàng rời tại TP.HCM áp dụng nhiều mức phí khác nhau, chênh lệch rất lớn, không theo một mức giá trần để doanh nghiệp đỡ vất vả hơn. Trước khi dịch Covid-19 đã chập chờn tăng giá, trong dịch mức phí tăng gấp đôi, có thể do tàu ít nên các cảng thu cao để có tiền duy trì hoạt động. Tuy nhiên tính phí tăng quá cao như vậy sẽ ảnh hưởng đến người tiêu dùng vì doanh nghiệp tăng giá dẫn đến giá thành sản phẩm chắc chắn tăng theo như vậy sẽ làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế”.

Các doanh nghiêp vừa và nhỏ không đủ sức thuê nguyên một chiếc tàu thì sẽ không có cơ hội đàm phán dịch vụ với các cảng. Các tàu hàng chung chủ (nhiều chủ hàng đi chung một tàu) đành phải chịu mức phí mà đơn vị cảng áp đặt đưa ra, chưa kể cảng bắt tay với các đại lý tàu biển dắt tàu vào cảng. Nền kinh tế ảnh hưởng rất nhiều do dịch bệnh Covid-19 các doanh nghiệp đang đối mặt với nhiều khó khăn để duy trì hoạt động, thế nhưng chi phí cho đầu vào ngày một tăng vì vậy Cục Hàng hải Việt Nam và UBND TP.HCM cần đưa ra một mức giá sàn đối với dịch vụ kinh doanh cảng biển để doanh nghiệp đỡ chi phí đầu vào, ông Tiến kiến nghị.

Trước những phản ánh gay gắt của doanh nghiệp, ông Phạm Huy Minh - Tổng Giám đốc Công ty Liên doanh Bông Sen (Cảng Lutus) lý giải: “Nhiều năm nay giá biểu cước xe tại cảng không tăng, chúng tôi định áp dụng tăng giá từ đầu năm 2020, thế nhưng do nhiều lý do mà đẩy lùi lại đúng đợt dịch Covid-19 nên bị khách hàng “kêu”. Ngay sau khi nhận được phản ánh ban giám đốc cảng đã có buổi làm việc đối thoại trực tiếp với các doanh nghiệp. Sau khi xem xét, kiểm tra thì được biết do nhân viên tính nhầm biểu cước xe nên mới gây ra sự hiểu lầm tăng giá gấp 2 lần so với trước đây. Sau khi phát hiện chúng tôi đã xem xét, chỉ đạo Phòng Thương vụ điều chỉnh công khai mức giá cho phù hợp. Cái gì sai chúng tôi nhận khuyến điểm và sửa sai còn cái gì đúng cũng mong các doanh nghiệp tiếp tục ủng hộ cảng", ông Minh nhấn mạnh.

Ông Hồ Kim Lân - Tổng thư ký Hiệp hội Cảng biển Việt Nam cho biết: “Biểu cước cảng biển theo quy định hiện nay là do các doanh nghiệp cảng căn cứ vào điều kiện kinh doanh thị trường để thống nhất mức giá dịch vụ rồi báo cáo cho cơ quan quản lý biết để thực hiện chứ nhà nước không quy định. Theo cơ chế thị trường giá cả theo nguyên tắc quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) các đơn vị quản lý nhà nước không can thiệp vào thị trường mà do thị trường điều tiết. Việt Nam đã tham gia WTO cũng phải tuân thủ theo quy định. Chỉ trừ những trường hợp đặc biệt quá đáng nếu cần nhà nước mới can thiệp, xem xét. Ví dụ như trong giai đoạn dịch Covid-19 đa số các doanh nghiệp khó khăn nên chủ trương của Chính phủ là khuyến cáo xem xét giảm giá để các doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Chủ trương chung trong giai đoạn dịch Covid-19 là cần phải có sự hỗ trợ, chung sức chung lòng để vượt qua giai đoạn khó khăn. Chứ không nên vì lợi ích riêng mà gây khó khăn cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Là một doanh nghiệp vận tải thông thái nên cân nhắc lựa chọn đối tác phù hợp để hoạt động, nếu doanh nghiệp cảng tăng giá quá cao thì có thể lựa chọn chỗ khác để giảm giá thành và phù hợp với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp, ông Lân khuyến cáo.

Theo Tạp chí GTVT

Các bài đã đăng:

  Gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô lắp ráp trong nước(17/9/2020)
  Hà Tĩnh muốn đầu tư sớm cảng hàng không quốc tế(16/9/2020)
  IMO hỗ trợ thuyền viên trong mùa COVID-19(16/9/2020)
  ICAEW: Triển vọng phục hồi kinh tế của Việt Nam "sáng" nhất Đông Nam Á(15/9/2020)

  Bão Covid-19 'thổi bay' 4% doanh số bán ô tô Việt Nam(15/9/2020)
  ASEAN - Hoa Kỳ thông qua Kế hoạch hành động triển khai quan hệ đối tác chiến lược 2021-2025(14/9/2020)
  ICAEW: Triển vọng phục hồi kinh tế của Việt Nam "sáng" nhất Đông Nam Á(11/9/2020)
  Thương hiệu mới Pacific Airlines tung cánh trên bầu trời(11/9/2020)
  EVFTA - Cơ hội thu hút đầu tư và phát triển kinh doanh Việt Nam - Hà Lan(10/9/2020)
  Xem xét cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Vietravel Airlines(10/9/2020)

Tìm kiếm tin trong ngày

Vì sao giá cước xe vào Cảng Lutus tăng sốc khiến doanh nghiệp 'kêu trời'?

 

Số lần truy cập:
5620433

TIN MỚI


Thông tư số 30/2023/TT-BGTVT ban hành 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện giao thông đường sắt.
8/11/2023
Dự thảo Thông tư Quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt
26/7/2023
Ban hành 03 Quy chuản kỹ thuật quốc gia về linh kiện, thiết bị của phương tiện giao thông đường sắt
17/4/2023
Công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ GTVT được tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa
2/2/2023
Thừa nhận giấy chứng nhận, kết quả đánh giá sự phù hợp cấp cho xe cơ giới theo các Điều ước quốc tế
2/1/2023

Liên kết các website


Thông tin mới
Giá xe máy tham khảo
Giá ô tô sx trong nước tham khảo
Giá ô tô nhập khẩu tham khảo

VĂN PHÒNG TBT BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Địa chỉ: 18 Đường Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại:04-7684838 ,Fax:04-7684840 , Email:tbtbgtvt@vr.org.vn