| Tiếng Việt |  English |  Liên hệ |     Chào mừng Quý vị đến với Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp của Bộ Giao thông vận tải về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

  Trang chủ  
Thông tin về VP TBT
Mạng lưới TBT
Hoạt động thông báo
Hoạt động hỏi đáp
Văn bản pháp quy
Văn bản sắp ban hành
Các hoạt động khác
Tra cứu văn bản TBT
Bộ Giao thông vận tải
Cục Đăng kiểm
Cục đường sông
Cục đường bộ việt nam
Cục Hàng Hải Việt nam
Cục Hàng không VN

Tìm kiếm




www www.tbt-bgtvt.vn



Nâng cao hợp tác thương mại Việt Nam - Liên bang Nga

Hơn 100 doanh nghiệp Việt Nam - Liên bang Nga đã kết nối giao thương trực tuyến nhằm định hướng kế hoạch hợp tác lâu dài, tạo kênh trao đổi và kết nối hợp thương mại giữa các doanh nghiệp góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ 2 nước trong thời gian tới.

Nhiều kết quả tích cực

Khẳng định việc hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư giữa Việt Nam và Liên bang Nga đã có bước phát triển vượt bậc, tại Hội thảo giao thương trực tuyến “Đẩy mạnh hợp tác thương mại Việt Nam - Liên bang Nga” do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức chiều ngày 15/10, ông Lê Hoàng Tài - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) - thông tin, Việt Nam là đối tác quan trọng của Liên bang Nga ở khu vực Đông Nam Á, với kim ngạch thương mại song phương chiếm khoảng 1/3 tổng kim ngạch của Nga với ASEAN. Nga đứng thứ 24/129 quốc gia và vùng lãnh thổ xét về tổng vốn đầu tư vào Việt Nam (tính đến tháng 10/2019 đạt gần 1 tỷ USD). Ngược lại, Việt Nam đầu tư vào Nga gần 3 tỷ USD trong 22 dự án, đặc biệt là các dự án về dầu khí, chăn nuôi bò sữa (của TH True Milk) và trung tâm thương mại đa chức năng Hà Nội - Moskva. Ngoài ra, hơn 200 doanh nghiệp vừa và nhỏ với số vốn 100% của Việt Nam đang hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả tại Nga.

Đáng chú ý, kể từ khi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU) có hiệu lực từ tháng 10/2016, tăng trưởng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Nga đã có bước tiến mạnh mẽ với mức tăng trung bình khoảng 30%/năm. Năm 2019, kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa hai nước đã đạt mức 4,5 tỷ USD. Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 23 của Nga, đứng đầu trong ASEAN và thứ 6 trong số các nước APEC.

Cụ thể, trước đây, dầu khí, năng lượng là các mặt hàng cơ bản, quan trọng trong quan hệ hợp tác song phương Việt Nam - Liên bang Nga, thì đến nay đã xuất hiện những ngành và lĩnh vực hợp tác mới như nông nghiệp, chăn nuôi bò sữa, chế biến các sản phẩm sữa, công nghiệp chế biến, hình thành các chuỗi giá trị mới trong lĩnh vực thủy sản, hợp tác trong lĩnh vực thông tin, vật liệu xây dựng mới. Đặc biệt là hợp tác công nghệ với việc áp dụng công nghệ của Nga trong xây dựng tuyến metro số 2 (Tân Tạo - Sân bay Long Thành) tại TP. Hồ Chí Minh. Những thế mạnh của hai nước nếu được kết hợp chặt chẽ sẽ tạo ra những lợi ích to lớn góp phần củng cố hơn nữa quan hệ 2 nước.

Song, những kết quả này vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng hợp tác của hai nước, nhất là khi hợp tác giữa hai bên mang tính bổ sung và hỗ trợ cho nhau, xét về cả cơ cấu kinh tế và từng loại sản phẩm. Nga có tiềm lực về kinh tế, tài chính và công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực cơ khí chế tạo và năng lượng mới, khai khoáng, tự động hóa, sản xuất công nghiệp. Trong khi đó, Việt Nam có những lợi thế về nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên đa dạng và vị trí địa lý thuận lợi. "Những thế mạnh của hai nước nếu được kết hợp chặt chẽ sẽ tạo ra lợi ích to lớn, góp phần củng cố quan hệ song phương" - ông Lê Hoàng Tài nhấn mạnh.

Mở rộng thêm lĩnh vực hợp tác

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tác động tiêu cực đến hợp tác kinh tế - thương mại toàn cầu, Việt Nam nổi lên là một điểm đến của các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài, với thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh, khả năng thích ứng của nền kinh tế trong thời kỳ dịch bệnh, duy trì tăng trưởng ở mức cao so với rất nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Chính vì vậy, việc tiếp tục thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong bối cảnh này là việc quan trọng, cùng với các biện pháp khuyến khích chuyển giao công nghệ, giúp nâng cao trình độ công nghệ và năng lực sản xuất của Việt Nam, góp phần thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Chia sẻ về triển vọng hợp tác giữa Việt Nam và Nga, ông Vitaliy Mankevich - Chủ tịch Liên minh các nhà công nghiệp và doanh nhân Nga - châu Á (RASPP) - nhấn mạnh, các hướng hợp tác triển vọng nhất giữa Việt Nam và Nga trong giai đoạn hiện nay là các sản phẩm nông nghiệp và các giải pháp công nghệ. Các doanh nghiệp thành viên của RASPP hiện đang sản xuất lúa mỳ, đậu nành, hạt lúa mạch, thịt bò, dầu cải, dầu hướng dương, thịt lợn, thịt gà và các sản phẩm nông nghiệp khác. Ngoài ra, RASPP cũng tích cực hợp tác với nhiều chuỗi siêu thị lớn như X5 Retail, Magnit, Diski. Đặc biệt, các doanh nghiệp này hiện đang rất quan tâm tới việc hợp tác với các doanh nghiệp IT của Việt Nam.

Thêm vào đó, các đại diện của Nga cho rằng hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Liên bang Nga và Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa cần khai thác. Người Nga đã biết đến và yêu thích nhiều mặt hàng của Việt Nam như trà, cà phê, hải sản… Trong khi đó, các sản phẩm của Nga thời gian gần đây cũng cho thấy khả năng cạnh tranh cao trên thị trường thế giới, trong đó có ngũ cốc, thịt lợn... Nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp hai nước, nhất là lĩnh vực du lịch, hai phía cần nỗ lực để thúc đẩy hợp tác song phương thời gian tới.

Đồng thời, các đại diện đến từ Nga đánh giá cao việc triển khai hiệp định FTA giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu, thể hiện quyết tâm và mong muốn cùng nhau tìm kiếm cơ hội kinh doanh, đầu tư tại thị trường của nhau, đưa sản phẩm thương hiệu Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều tại chuỗi bán lẻ ở Nga. Rõ nhất, trong 9 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Nga đạt 2,2 tỷ USD (tăng 3,8%), trong đó có nhiều mặt hàng tăng trưởng khá như thủy hải sản, hoa quả, linh kiện điện tử… và ở chiều ngược lại, xuất khẩu từ Nga sang Việt Nam cũng tăng hơn 14%, đạt 1,5 tỷ USD.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên thế giới, Hội thảo giao thương trực tuyến Việt Nam - Liên bang Nga sẽ là cơ hội tốt để doanh nghiệp hai nước tìm hiểu nhu cầu và thế mạnh của nhau, qua đó tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh, tiếp cận thị trường, thúc đẩy kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga tăng trưởng nhanh và bền vững.

Theo Báo Công thương

Các bài đã đăng:

  FTA không chỉ mang lại cơ hội(16/10/2020)
  Lộ lý do dừng hoạt động đại lý xe Rolls-Royce tại Việt Nam(14/10/2020)
  Tin cảnh báo Tuần 4 tháng 8 năm 2020(14/10/2020)
  Phát triển công nghiệp ôtô: Cần “cú huých” từ chính sách(13/10/2020)

  Tham gia các FTA, Việt Nam trở thành "mắt xích" quan trọng trong liên kết kinh tế(13/10/2020)
  Tân Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới là phụ nữ(12/10/2020)
  Kinh tế 5 năm và cú sốc Covid-19 - Bài 3: Kế hoạch 5 năm phải chứa tham vọng đủ lớn(9/10/2020)
  Phát triển hệ thống tàu chạy bằng pin hydro tại Nhật Bản(9/10/2020)
  Tyre Collective: Thiết bị thu nhận các hạt vi nhựa thải ra từ lốp xe(8/10/2020)
  JICA: Đầu tư công giúp Việt Nam phục hồi và phát triển kinh tế(8/10/2020)

Tìm kiếm tin trong ngày

Nâng cao hợp tác thương mại Việt Nam - Liên bang Nga

 

Số lần truy cập:
5656730

TIN MỚI


Thông tư số 30/2023/TT-BGTVT ban hành 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện giao thông đường sắt.
8/11/2023
Dự thảo Thông tư Quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt
26/7/2023
Ban hành 03 Quy chuản kỹ thuật quốc gia về linh kiện, thiết bị của phương tiện giao thông đường sắt
17/4/2023
Công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ GTVT được tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa
2/2/2023
Thừa nhận giấy chứng nhận, kết quả đánh giá sự phù hợp cấp cho xe cơ giới theo các Điều ước quốc tế
2/1/2023

Liên kết các website


Thông tin mới
Giá xe máy tham khảo
Giá ô tô sx trong nước tham khảo
Giá ô tô nhập khẩu tham khảo

VĂN PHÒNG TBT BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Địa chỉ: 18 Đường Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại:04-7684838 ,Fax:04-7684840 , Email:tbtbgtvt@vr.org.vn