| Tiếng Việt |  English |  Liên hệ |     Chào mừng Quý vị đến với Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp của Bộ Giao thông vận tải về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

  Trang chủ  
Thông tin về VP TBT
Mạng lưới TBT
Hoạt động thông báo
Hoạt động hỏi đáp
Văn bản pháp quy
Văn bản sắp ban hành
Các hoạt động khác
Tra cứu văn bản TBT
Bộ Giao thông vận tải
Cục Đăng kiểm
Cục đường sông
Cục đường bộ việt nam
Cục Hàng Hải Việt nam
Cục Hàng không VN

Tìm kiếm




www www.tbt-bgtvt.vn



Nhân tố nào kéo lĩnh vực chế tạo của Trung Quốc hồi phục vượt dự báo?

Tính cả tháng 11, chỉ số PMI lĩnh vực chế tạo của Trung Quốc có chuỗi tăng điểm 9 tháng liên tiếp, dấu hiệu cho thấy đà hồi phục mạnh mẽ của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) chính thức trong lĩnh vực chế tạo của nước này đạt 52,1 điểm trong tháng 11, cao nhất trong hơn 3 năm qua và thậm chí tốt hơn nhiều so với mức 51,5 điểm được các nhà kinh tế dự báo với Reuters. Trong tháng 10, chỉ số PMI lĩnh vực chế tạo của Trung Quốc đạt 51,4 điểm.

Chỉ số PMI là thước đo "sức khỏe" của các ngành/lĩnh vực được khảo sát từng tháng. Ngành/lĩnh vực đạt chỉ số PMI trên 50 điểm cho thấy dấu hiệu tăng trưởng, ngược lại chỉ số này dưới 50 điểm là dấu hiệu của sự suy giảm.

Theo Zhao Qinghe, chuyên gia thống kê trưởng tại Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, có 4 nhân tố kết hợp kéo hoạt động lĩnh vực chế tạo Trung Quốc đi lên trong tháng 11. Thứ nhất, cung và cầu hàng hóa chế tạo của Trung Quốc tiếp tục cải thiện. Thứ hai, hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã hồi phục ổn định. Cộng với đó, giá nguyên liệu thô và sản phẩm đầu ra đều tăng lên. Sau cùng là triển vọng của các nhà sản xuất ở quy mô khác nhau đều đã cải thiện.

Ở lĩnh vực dịch vụ, chỉ số PMI Trung Quốc cũng ghi nhận tháng tăng điểm thứ 9 liên tiếp. Theo công bố của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, chỉ số PMI lĩnh vực phi chế tạo đạt 56,4 điểm, cao hơn mức điểm 56,2 đạt được trong tháng 10. Tính chung lại, chỉ số PMI tổng hợp của Trung Quốc trong tháng 11 đạt mức 55,7 điểm, nhích lên so với 55,2 trong tháng 10.

Các nhà phân tích cho rằng kết quả bộ chỉ số kinh tế Trung Quốc công bố gần đây cho thấy kinh tế nước này đang trên đà hồi phục mạnh mẽ. Ông Jackson Wong, Giám đốc quản lý tài sản tại Quỹ quản tài sản Amber Hill Capital bình luận: "Nhìn vào số liệu kinh tế ở Trung Quốc, nó cho thấy đà phục hồi ổn định". Chuyên gia này cho biết nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới được kỳ vọng sẽ tiếp đà tăng trưởng trong năm 2021 và có thể trở thành nền kinh tế lớn duy nhất đạt tăng trưởng (tăng trưởng dương) năm 2020.

Trong khi đó, ông Julian Evans-Pritchard, chuyên gia kinh tế Trung Quốc cao cấp tại Công ty tư vấn Capital Economics đánh giá "sự phát triển quan trọng nhất" tại Trung Quốc mới đây là sự hồi phục của chi tiêu hộ gia đình. Xu hướng này có thể sẽ tiếp tục trong bối cảnh thị trường lao động nước này vẫn bị bó hẹp và tâm lý của người tiêu dùng vẫn chịu tác động thời Covid-19.

"Xu hướng trên sẽ kích thích sự hồi phục của lĩnh vực dịch vụ. Nó cũng tạo cú hích cho lĩnh vực chế tạo Trung Quốc trong khi lĩnh vực này sẽ tiếp tục hưởng lợi từ chính sách tài khóa thuận lợi hơn và nhu cầu nhập khẩu tăng cao", ông Julian Evans-Pritchard nhận định.

Trung Quốc, quốc gia ghi nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên trên thế giới, nhưng lại là một trong số ít các nền kinh tế duy trì tăng trưởng dương trong năm 2020, dù ở tốc độ tăng chậm. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 1,9% trong năm 2020, chưa bằng 1/3 tốc độ tăng 6,1% năm trước đó.

Theo báo Đầu tư

Các bài đã đăng:

  Dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc(2/12/2020)
  Thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư Việt Nam - Nam Phi(1/12/2020)
  Giảm chi phí logistics: Không thể chậm trễ(30/11/2020)
  Ngành hàng không toàn cầu cần thêm tới 80 tỷ USD để sống sót qua đại dịch COVID-19(27/11/2020)

  Thương hiệu ô tô tin cậy nhất năm 2020 gọi tên Mazda(25/11/2020)
  Gỡ nút thắt chính sách thuế: Tạo đà cho công nghiệp ôtô bứt tốc(23/11/2020)
  Doanh nghiệp FDI tăng rót vốn vào công nghiệp hỗ trợ(20/11/2020)
  Thấy gì từ làn sóng xe Trung Quốc trên thị trường ô tô Việt Nam?(20/11/2020)
  Phòng vệ thương mại: Phát huy lợi thế hội nhập kinh tế(19/11/2020)
  Ô tô nhập khẩu về Việt Nam tiếp tục tăng(18/11/2020)

Tìm kiếm tin trong ngày

Nhân tố nào kéo lĩnh vực chế tạo của Trung Quốc hồi phục vượt dự báo?

 

Số lần truy cập:
5671300

TIN MỚI


Thông tư số 30/2023/TT-BGTVT ban hành 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện giao thông đường sắt.
8/11/2023
Dự thảo Thông tư Quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt
26/7/2023
Ban hành 03 Quy chuản kỹ thuật quốc gia về linh kiện, thiết bị của phương tiện giao thông đường sắt
17/4/2023
Công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ GTVT được tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa
2/2/2023
Thừa nhận giấy chứng nhận, kết quả đánh giá sự phù hợp cấp cho xe cơ giới theo các Điều ước quốc tế
2/1/2023

Liên kết các website


Thông tin mới
Giá xe máy tham khảo
Giá ô tô sx trong nước tham khảo
Giá ô tô nhập khẩu tham khảo

VĂN PHÒNG TBT BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Địa chỉ: 18 Đường Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại:04-7684838 ,Fax:04-7684840 , Email:tbtbgtvt@vr.org.vn