| Tiếng Việt |  English |  Liên hệ |     Chào mừng Quý vị đến với Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp của Bộ Giao thông vận tải về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

  Trang chủ  
Thông tin về VP TBT
Mạng lưới TBT
Hoạt động thông báo
Hoạt động hỏi đáp
Văn bản pháp quy
Văn bản sắp ban hành
Các hoạt động khác
Tra cứu văn bản TBT
Bộ Giao thông vận tải
Cục Đăng kiểm
Cục đường sông
Cục đường bộ việt nam
Cục Hàng Hải Việt nam
Cục Hàng không VN

Tìm kiếm




www www.tbt-bgtvt.vn



Cạnh tranh Mỹ - Trung năm 2021 sẽ bước vào trận tuyến mới

Cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc được dự báo sẽ mở rộng sang các lĩnh vực mới trong năm 2021, làm phức tạp thêm quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Cuộc đua phát triển xanh

Căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng là một trong 10 rủi ro hàng đầu vừa được Công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group công bố trong báo cáo thường niên 2021.

Leon Levy, chuyên gia phân tích cao cấp tại Eurasia Group dự đoán, cạnh tranh Mỹ - Trung rất có thể leo thang trên mặt trận công nghệ xanh. Đặc biệt, Tổng thống Mỹ đắc cử Joe Biden, người dự kiến sẽ nhậm chức vào ngày 20/1 tới, luôn coi cuộc chiến chống biến đổi khí hậu là một trong những ưu tiên lớn.

"Chúng ta có thể chứng kiến cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng trong lĩnh vực năng lượng xanh. Điều này mở ra một mặt trận hoàn toàn mới mà chúng ta chưa từng thấy dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump trong những năm qua", ông Levy nói thêm.

Báo cáo rủi ro thường niên được Eurasia Group công bố đầu tuần này đánh giá Trung Quốc nổi lên là quốc gia dẫn dắt trong cuộc đua phát triển năng lượng và công nghệ sạch, bao gồm pin, năng lượng mặt trời và gió. Bắc Kinh đã "ghi điểm ngoại giao nhân dân" và tìm cách vượt Mỹ ở lĩnh vực phát triển xanh bằng cam kết mục tiêu trung lập carbon vào năm 2060.

Trái lại, các vấn đề biến đổi khí hậu lại bị Mỹ gạt sang một bên dưới thời Tổng thống Donald Trump, rõ nhất là qua hành động rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Ngoài ra, chính quyền Trump cũng thường xuyên phớt lờ những lo ngại về biến đổi khí hậu.

Trong khi đó, Tổng thống đắc cử Joe Biden lại cho thấy điều ngược lại khi dành ưu tiên cho những vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu.

Eurasia Group dự đoán, Mỹ sẽ dành những khoản đầu tư lớn nhằm kéo các chuỗi cung ứng năng lượng về nước; tìm cách "làm xấu mặt" Trung Quốc vì những khoản đầu tư vào than đá ở nước ngoài; và tập hợp các đồng minh để gây áp lực lên Trung Quốc trong các vấn đề biến đổi khí hậu và năng lượng sạch.

Sẽ có "cuộc chiến ngoại giao"

Ngoài công nghệ xanh, việc ông Biden hướng đến mặt trận đa phương đối phó với Trung Quốc có thể làm tăng nhiệt căng thẳng Mỹ - Trung. Tổng thống đắc cử Biden cho biết ông sẽ tham vấn các đồng minh truyền thống của Mỹ tại châu Âu và châu Á để thúc đẩy "chiến lược nhất quán" về Trung Quốc. Điều này đối lập với nỗ lực đơn phương của Tổng thống Donald Trump khi theo đuổi quan điểm cứng rắn hơn với Bắc Kinh.

Đổi lại, chiến lược của ông Biden sẽ tạo ra "những rạn nứt lớn hơn giữa Bắc Kinh và các đồng minh của Mỹ" và dẫn tới "cuộc chiến ngoại giao" giữa Mỹ va Trung Quốc, theo Eurasia Group.

Việc Mỹ tranh thủ các đồng minh cùng với cuộc cạnh tranh về công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu với Trung Quốc sẽ càng khiến căng thẳng dài hạn gia tăng, đồng thời làm phức tạp thêm quan hệ Mỹ - Trung.

Các chuyên gia Eurasia Group cho rằng, căng thẳng Mỹ - Trung vốn tăng nhiệt từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức năm 2017, vẫn sẽ "dữ dội" như năm 2020, cho dù Tổng thống đắc cử Joe Biden nhậm chức có thể giúp hai bên có thêm "khoảng thở".

Nhưng, nỗ lực của Mỹ để tranh thủ các đồng minh, ngoại giao vaccine và cạnh tranh công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu sẽ càng làm gia tăng căng thẳng dài hạn và làm phức tạp thêm quan hệ Mỹ - Trung.

"Bất động về thương mại song phương và công nghệ, vấn đề đối xử với người Duy Ngô Nhĩ, vấn đề Hong Kong, Đài Loan và Biển Đông sẽ vẫn tiếp tục trong năm 2021. Trong những bất đồng đó, rất có thể xuất hiện những tính toán sai lầm và leo thang", Eurasia Group cảnh báo.

Theo Báo Đầu tư

Các bài đã đăng:

  AfCFTA- Khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới bắt đầu hoạt động(5/1/2021)
  Hyundai và Kia "đón" hai niềm vui xen lẫn một nỗi buồn(5/1/2021)
  Hiện thực hóa những mục tiêu lớn(4/1/2021)
  EU và Trung Quốc tiến gần hơn tới việc ký kết hiệp định đầu tư(4/1/2021)

  Hợp tác Việt Nam - EU: Bền chặt, vững chắc(17/12/2020)
  Ai sẽ là Tổng giám đốc tiếp theo của WTO?(15/12/2020)
  Nhân tố nào kéo lĩnh vực chế tạo của Trung Quốc hồi phục vượt dự báo?(3/12/2020)
  Dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc(2/12/2020)
  Thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư Việt Nam - Nam Phi(1/12/2020)
  Giảm chi phí logistics: Không thể chậm trễ(30/11/2020)

Tìm kiếm tin trong ngày

Cạnh tranh Mỹ - Trung năm 2021 sẽ bước vào trận tuyến mới

 

Số lần truy cập:
5668398

TIN MỚI


Thông tư số 30/2023/TT-BGTVT ban hành 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện giao thông đường sắt.
8/11/2023
Dự thảo Thông tư Quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt
26/7/2023
Ban hành 03 Quy chuản kỹ thuật quốc gia về linh kiện, thiết bị của phương tiện giao thông đường sắt
17/4/2023
Công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ GTVT được tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa
2/2/2023
Thừa nhận giấy chứng nhận, kết quả đánh giá sự phù hợp cấp cho xe cơ giới theo các Điều ước quốc tế
2/1/2023

Liên kết các website


Thông tin mới
Giá xe máy tham khảo
Giá ô tô sx trong nước tham khảo
Giá ô tô nhập khẩu tham khảo

VĂN PHÒNG TBT BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Địa chỉ: 18 Đường Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại:04-7684838 ,Fax:04-7684840 , Email:tbtbgtvt@vr.org.vn