| Tiếng Việt |  English |  Liên hệ |     Chào mừng Quý vị đến với Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp của Bộ Giao thông vận tải về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

  Trang chủ  
Thông tin về VP TBT
Mạng lưới TBT
Hoạt động thông báo
Hoạt động hỏi đáp
Văn bản pháp quy
Văn bản sắp ban hành
Các hoạt động khác
Tra cứu văn bản TBT
Bộ Giao thông vận tải
Cục Đăng kiểm
Cục đường sông
Cục đường bộ việt nam
Cục Hàng Hải Việt nam
Cục Hàng không VN

Tìm kiếm




www www.tbt-bgtvt.vn



Sàng lọc FDI là không dễ khi RCEP đi vào thực thi

Sàng lọc chất lượng của dự án FDI là chủ trương đúng, nhưng thực hiện không dễ sau khi Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đi vào thực thi.

Đây là một trong những thách thức không nhỏ mà TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chỉ ra cho việc thu hút đầu tư nước ngoài khi Hiệp định RCEP đi vào thực thi.

Tại Hội thảo công bố báo cáo "Thực hiện hiệu quả RCEP gắn với cải thiện tính tự chủ của nền kinh tế" do CIEM và Cơ quan Phát triển Quốc tế Australia (Australian Aid) phối hợp tổ chức vào sáng 20/1 tại Hà Nội, TS. Trần Thị Hồng Minh nhấn mạnh: "Hiệp định RECP mang lại cả cơ hội và thách thức đan xen nhau đối với việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Việt Nam có thêm cơ hội thu hút FDI từ sự dịch chuyển đầu tư ra khỏi Trung Quốc do tác động của chiến tranh thương mại, công nghệ Mỹ - Trung Quốc, cũng như những xu hướng cân nhắc mới trong và sau đại dịch Covid-19".

Tuy nhiên, những thách thức đặt ra cho công tác thu hút đầu tư nước ngoài khi RCEP đi vào thực thi cũng không hề nhỏ và những thách thức này ít nhiều đều ảnh hưởng đến mức độ tự chủ của nền kinh tế Việt Nam.

Trong đó, việc nhìn nhận và xử lý hiệu quả nhập siêu gắn với đầu tư nước ngoài ở thị trường RCEP là một thách thức lớn, thậm chí trở nên phức tạp hơn. Ngoài ra, sàng lọc chất lượng của dự án FDI là chủ trương đúng, nhưng cũng không dễ thực hiện sau khi RCEP đi vào thực thi.

"Kiểm soát dòng vốn đầu tư nước ngoài từ RCEP và hệ lụy đối với kinh tế vĩ mô vẫn là một vấn đề phức tạp, chưa kể khó khăn trong cân đối giữa thu hút, bảo vệ nhà đầu tư và quyền xây dựng chính sách của Việt Nam", bà Minh nêu.

Đối với hoạt động thương mại của Việt Nam. Hiệp định RCEP có thể tạo ra một thị trường lớn và tiềm năng cho xuất khẩu của Việt Nam, bởi hiệp định này bảo phủ vùng lãnh thổ với 30% dân số toàn cầu. Các nghiên cứu định lượng được thực hiện cho đến nay đều cho rằng RCEP có tác động tạo ra thương mại, chứ không chỉ là chuyển hướng thương mại.

Ngay cả với nhập khẩu, Việt Nam cũng có thể hưởng lợi từ việc gia tăng chất lượng hàng nhập khẩu cho tiêu dùng. Cùng với việc gia tăng thương mại trung gian, doanh nghiệp Việt Nam cũng tạo cơ hội tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị và sản xuất khu vực.

Có thể nói RCEP không phải nội dung mới mà là kết quả các nước thành viên có được sau hơn 7 năm từ phiên đàm phán đầu tiên. Ý tưởng về RCEP được hình thành trong bối cảnh gia tăng nỗ lực tự do hóa thương mại và đầu tư ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt sau khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2008 - 2009.

Khác với hai hiệp định thương mại tự do thế hệ mới CPTPP và EVFTA, RCEP nhận được nhiều ý kiến trái chiều hơn. Có ý kiến cho rằng RCEP vẫn có lợi ích ròng về kinh tế, trong khi luồng ý kiến khác lo ngại "sân chơi" này làm tăng rủi ro nhập siêu trong khi không có nhiều tác động về thể chế đối với Việt Nam. Trong khi đó, chúng ta lại chứng kiến những đề xuất mới mang dáng dấp "cạnh tranh" với RCEP, chẳng hạn như chuỗi cung ứng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Theo Báo Đầu tư

Các bài đã đăng:

  Thị trường xe máy Việt giảm mạnh, mở đường xu hướng xe điện(19/1/2021)
  “Gu” mua xe của người Việt năm 2020(19/1/2021)
  Lốp xe ô tô xuất khẩu của Việt Nam không bán phá giá vào Hoa Kỳ(18/1/2021)
  Porsche "vượt khó" trong đại dịch Covid-19 thế nào?(18/1/2021)

  EU được mời tham gia CPTPP sau “giấc mơ Brexit” của Anh(15/1/2021)
  Việt Nam - Thái Lan: Thúc đẩy giao thương trực tuyến(14/1/2021)
  Các hãng tàu cần thực hiện nghiêm túc quy định về giá cước vận chuyển container(13/1/2021)
  Hơn 72.100 xe Toyota tới tay người tiêu dùng Việt Nam trong năm 2020(13/1/2021)
  Xuất siêu sang nhiều thị trường có FTA(12/1/2021)
  Gần 3 tỉ USD đầu tư vào hệ thống kho vận, các trung tâm logistics hiện đại tại Việt Nam(11/1/2021)

Tìm kiếm tin trong ngày

Sàng lọc FDI là không dễ khi RCEP đi vào thực thi

 

Số lần truy cập:
5668936

TIN MỚI


Thông tư số 30/2023/TT-BGTVT ban hành 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện giao thông đường sắt.
8/11/2023
Dự thảo Thông tư Quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt
26/7/2023
Ban hành 03 Quy chuản kỹ thuật quốc gia về linh kiện, thiết bị của phương tiện giao thông đường sắt
17/4/2023
Công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ GTVT được tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa
2/2/2023
Thừa nhận giấy chứng nhận, kết quả đánh giá sự phù hợp cấp cho xe cơ giới theo các Điều ước quốc tế
2/1/2023

Liên kết các website


Thông tin mới
Giá xe máy tham khảo
Giá ô tô sx trong nước tham khảo
Giá ô tô nhập khẩu tham khảo

VĂN PHÒNG TBT BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Địa chỉ: 18 Đường Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại:04-7684838 ,Fax:04-7684840 , Email:tbtbgtvt@vr.org.vn