| Tiếng Việt |  English |  Liên hệ |     Chào mừng Quý vị đến với Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp của Bộ Giao thông vận tải về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

  Trang chủ  
Thông tin về VP TBT
Mạng lưới TBT
Hoạt động thông báo
Hoạt động hỏi đáp
Văn bản pháp quy
Văn bản sắp ban hành
Các hoạt động khác
Tra cứu văn bản TBT
Bộ Giao thông vận tải
Cục Đăng kiểm
Cục đường sông
Cục đường bộ việt nam
Cục Hàng Hải Việt nam
Cục Hàng không VN

Tìm kiếm




www www.tbt-bgtvt.vn



ASEAN trong RCEP: Chuyển hướng và tạo thương mại

Việc cắt giảm thuế quan trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sẽ tạo ra lợi ích nhập khẩu cho ASEAN vì sẽ đảo ngược các tác động tiêu cực trong chuyển hướng thương mại do các hiệp định thương mại tự do song phương và ASEAN + 1 hiện có gây ra. Nhưng sẽ có những doanh nghiệp trong ASEAN phải cạnh tranh với các đối tác và đối thủ từ các nước RCEP.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và đại dịch Covid-19 cho thấy bất kỳ sự gián đoạn nào đối với hoạt động nhập khẩu ở một quốc gia đều có hậu quả tiêu cực đối với sản xuất và tiêu dùng ở các quốc gia khác. Liệu RCEP có cải thiện hiệu quả nhập khẩu cho các đối tác không? Đáng chú ý, việc cắt giảm thuế quan trong RCEP tạo ra sự chuyển hướng thương mại giữa các thành viên, cho phép các nước ASEAN phân bổ lại các nguồn nhập khẩu cho các đối tác thương mại RCEP hiệu quả hơn.

Chuyển hướng thương mại của RCEP xảy ra khi một quốc gia trước đây không tham gia hiệp định thương mại tự do (FTA) của một hoặc nhiều nước ASEAN (và bị thiệt hại về xuất khẩu) nay trở thành thành viên của RCEP. RCEP trùng lặp với nhiều FTA ASEAN khác. Hiện tại, các nước ASEAN đã có FTA với tất cả các đối tác thương mại lớn của họ. Dữ liệu nhập khẩu của Trung tâm Thương mại quốc tế năm 2018 cho thấy, tất cả các nước ASEAN sẽ thu được lợi nhuận đáng kể từ việc chuyển hướng thương mại vì tất cả các nguồn nhập khẩu hàng đầu đều từ thành viên của RCEP. Để chứng minh tác động chuyển hướng thương mại của RCEP, có thể xem xét các kịch bản khác nhau, trước và sau khi RCEP hình thành, sử dụng FTA ASEAN - Trung Quốc và FTA ASEAN - Nhật Bản làm ví dụ.

Trước RCEP

Trước khi RCEP hình thành, quan hệ thương mại song phương giữa ASEAN và các đối tác thương mại (như Trung Quốc và Nhật Bản) có thể được minh họa như: Giá tiêu dùng của một sản phẩm nhập khẩu (C) là tổng giá nhập khẩu của nó (A) và thuế liên quan (B).

Trong kịch bản này, ASEAN không có bất kỳ FTA nào với Trung Quốc và Nhật Bản. Xuất khẩu từ Trung Quốc và Nhật Bản sang ASEAN phải chịu mức thuế tối huệ quốc (MFN) như nhau. Trong kịch bản trước khi có FTA ASEAN+1, ASEAN nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc với giá 105 USD một chiếc và từ Nhật Bản với giá 100 USD. Với cùng mức thuế suất 10% đối với hàng nhập khẩu từ cả hai nguồn, người tiêu dùng ở ASEAN phải trả lần lượt là 115,5 USD và 110 USD cho mỗi sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc và Nhật Bản. Trong khi đó, các chính phủ ở ASEAN thu được lợi nhuận từ thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc (10,5 USD) và từ Nhật Bản (10 USD). Trong giai đoạn này, người tiêu dùng thích mua hàng từ các nhà xuất khẩu Nhật Bản, giá rẻ hơn hàng nhập từ Trung Quốc.

FTA với Trung Quốc

ASEAN với tư cách là một nhóm đã hình thành một FTA với Trung Quốc, có hiệu lực về hàng hóa vào năm 2005. Theo FTA này, hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc sang các nước ASEAN được hưởng thuế suất ưu đãi. Trong khi đó, Nhật Bản cũng xuất khẩu hàng hóa sang ASEAN, nhưng hàng hóa xuất khẩu của họ phải đối mặt với mức thuế suất MFN cao hơn do hầu hết các nước ASEAN áp dụng do Nhật Bản không có bất kỳ FTA nào với họ, ngoại trừ Singapore. Với mức thuế suất MFN cao hơn, giá hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản vào ASEAN cao hơn giá hàng hóa từ Trung Quốc.

Trong kịch bản FTA ASEAN - Trung Quốc, giá mà người tiêu dùng phải trả cho hàng nhập khẩu từ Trung Quốc giảm xuống còn 105 USD/chiếc, trong khi hàng nhập khẩu từ Nhật Bản vẫn có giá 110 USD/chiếc. Do đó, người tiêu dùng ở ASEAN chuyển sang nguồn cung cấp rẻ hơn là Trung Quốc. Điều này làm chuyển hướng dòng chảy thương mại từ Nhật Bản sang Trung Quốc.

Nhập khẩu từ Trung Quốc thay vì Nhật Bản có nghĩa là các nước ASEAN mua hàng hóa với chi phí cao hơn, vì Nhật Bản là nhà cung cấp rẻ hơn. Trung Quốc với tư cách là nước xuất khẩu được hưởng lợi từ sự thay đổi này, nhưng các nước ASEAN lại bị thiệt hại do chi phí hàng nhập khẩu cao hơn. Người tiêu dùng không cảm nhận được rõ ràng thiệt hại đối với các nước ASEAN với tư cách là nhà nhập khẩu, những người nhận thấy rằng giá tiêu dùng của hàng nhập khẩu Trung Quốc thấp hơn do không có thuế quan. Nhưng các chính phủ ở ASEAN bị mất nguồn thu thuế quan.

Trong kịch bản FTA ASEAN - Trung Quốc, các chính phủ trong ASEAN mất 10 USD cho mỗi đơn vị (hay D, doanh thu thuế quan mà họ sẽ nhận được trên mỗi đơn vị nhập khẩu từ Nhật Bản), trong khi người tiêu dùng thu được 5 USD mỗi đơn vị do giá tiêu dùng của cùng một mặt hàng nhập khẩu giảm từ 110 - 105 USD mỗi chiếc. Ảnh hưởng ròng đối với ASEAN (tức là người tiêu dùng và chính phủ) là thiệt hại 5 USD cho mỗi đơn vị nhập khẩu. Tác động bất lợi của chuyển hướng thương mại trong ASEAN còn lớn hơn khi người ta cộng thêm sự mất mát về sản lượng của các nhà sản xuất địa phương ASEAN và các nhà xuất khẩu Nhật Bản, vốn bị giảm do phải cạnh tranh với các nhà xuất khẩu Trung Quốc.

FTA với Nhật Bản

FTA của ASEAN với ASEAN có hiệu lực vào năm 2008. Theo FTA này, hàng hóa xuất khẩu từ Nhật Bản sang ASEAN phải chịu mức thuế quan ưu đãi, điều này đã khắc phục một phần sự mất mát xuất khẩu của nước này. Xuất khẩu của Nhật Bản phục hồi một phần là do tính trung bình, các nước ASEAN cam kết tự do hóa thuế quan theo FTA ASEAN - Nhật Bản ở mức độ thấp hơn (92,9% thuế suất bằng 0 trong tổng số dòng thuế) so với FTA ASEAN - Trung Quốc (94,7% thuế suất bằng 0). Kết quả là chuyển hướng thương mại của FTA ASEAN - Nhật Bản có thể không đủ mạnh như chuyển hướng thương mại từ Trung Quốc. Do đó, các nước ASEAN với tư cách là nhà nhập khẩu vẫn chịu thiệt hại do nhập khẩu hàng hóa có giá thành cao hơn. Trong ví dụ tại kịch bản FTA ASEAN-Nhật Bản, trong đó ASEAN áp đặt thuế suất bằng 0 đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và thuế suất 5% đối với hàng nhập khẩu từ Nhật Bản.

RCEP

Trong kịch bản khi RCEP được hình thành. ASEAN, Nhật Bản và Trung Quốc sẽ đối mặt với đợt chuyển hướng thương mại thứ hai. Là một FTA khu vực, RCEP sẽ giảm tác động chuyển hướng thương mại do FTA ASEAN - Trung Quốc gây ra bằng cách xóa bỏ tất cả các dòng thuế. Điều này được minh họa trong kịch bản có RCEP với ví dụ là giá mà người tiêu dùng phải trả cho hàng nhập khẩu từ Nhật Bản đã giảm xuống còn 100 USD/chiếc, trong khi hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn có giá 105 USD/chiếc. Trước tình hình đó, người tiêu dùng ASEAN sẽ chuyển sang nguồn cung cấp rẻ hơn là Nhật Bản. Trong khi đó, các chính phủ ở ASEAN sẽ không có bất kỳ nguồn thu thuế quan nào do tự do hóa thuế quan và các nhà sản xuất trong nước sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn do giá hàng nhập khẩu thấp hơn.

Tóm lại, cắt giảm thuế quan theo RCEP sẽ tạo ra lợi nhuận nhập khẩu cho ASEAN vì nó sẽ đảo ngược các tác động tiêu cực trong chuyển hướng thương mại do các FTA song phương và ASEAN + 1 hiện có gây ra. Nhập khẩu tăng cho ASEAN là do giá cả thấp hơn và nhiều loại hàng hóa nhập khẩu và đầu vào trung gian hơn. Đây là kết quả của sự cạnh tranh lớn hơn giữa các đối tác RCEP. Mặt trái là các doanh nghiệp địa phương trong các ngành cạnh tranh nhập khẩu ở các nước ASEAN sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn từ các nhà xuất khẩu trong các đối tác RCEP. Chỉ những doanh nghiệp có năng suất cao mới có thể tiếp tục cạnh tranh trên thị trường. Do đó, bất kỳ chính sách nào nhằm thiết lập các chương trình hỗ trợ về chuyển hướng thương mại hoặc củng cố các chương trình hiện có là cần thiết để giảm thiểu tác động tiêu cực của tự do hóa thương mại đối với các doanh nghiệp và việc làm ở các nước ASEAN.

Theo Báo Công thương

Các bài đã đăng:

  Ninh Bình muốn gia nhập danh sách các tỉnh có cảng hàng không trong 10 năm tới(25/1/2021)
  Xúc tiến thương mại trực tuyến ngành phụ tùng ô tô Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam và Thái Lan(22/1/2021)
  Ninh Bình muốn gia nhập danh sách các tỉnh có cảng hàng không trong 10 năm tới(22/1/2021)
  Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư FDI hấp dẫn hơn Trung Quốc và Ấn Độ(21/1/2021)

  Mỹ phủ quyết việc lựa chọn nhà lãnh đạo mới của WTO cho đến phút cuối(20/1/2021)
  Sàng lọc FDI là không dễ khi RCEP đi vào thực thi(20/1/2021)
  Thị trường xe máy Việt giảm mạnh, mở đường xu hướng xe điện(19/1/2021)
  “Gu” mua xe của người Việt năm 2020(19/1/2021)
  Lốp xe ô tô xuất khẩu của Việt Nam không bán phá giá vào Hoa Kỳ(18/1/2021)
  Porsche "vượt khó" trong đại dịch Covid-19 thế nào?(18/1/2021)

Tìm kiếm tin trong ngày

ASEAN trong RCEP: Chuyển hướng và tạo thương mại

 

Số lần truy cập:
5706824

TIN MỚI


Thông tư số 30/2023/TT-BGTVT ban hành 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện giao thông đường sắt.
3/1/2024
Dự thảo Thông tư Quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt
26/7/2023
Ban hành 03 Quy chuản kỹ thuật quốc gia về linh kiện, thiết bị của phương tiện giao thông đường sắt
17/4/2023
Công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ GTVT được tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa
2/2/2023
Thừa nhận giấy chứng nhận, kết quả đánh giá sự phù hợp cấp cho xe cơ giới theo các Điều ước quốc tế
2/1/2023

Liên kết các website


Thông tin mới
Giá xe máy tham khảo
Giá ô tô sx trong nước tham khảo
Giá ô tô nhập khẩu tham khảo

VĂN PHÒNG TBT BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Địa chỉ: 18 Đường Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại:04-7684838 ,Fax:04-7684840 , Email:tbtbgtvt@vr.org.vn