| Tiếng Việt |  English |  Liên hệ |     Chào mừng Quý vị đến với Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp của Bộ Giao thông vận tải về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

  Trang chủ  
Thông tin về VP TBT
Mạng lưới TBT
Hoạt động thông báo
Hoạt động hỏi đáp
Văn bản pháp quy
Văn bản sắp ban hành
Các hoạt động khác
Tra cứu văn bản TBT
Bộ Giao thông vận tải
Cục Đăng kiểm
Cục đường sông
Cục đường bộ việt nam
Cục Hàng Hải Việt nam
Cục Hàng không VN

Tìm kiếm




www www.tbt-bgtvt.vn



Thiếu hụt linh kiện: "Bài toán" khó của ngành công nghiệp ô tô thời Covid-19

Đại dịch hoành hành bất chấp việc các nước đã đẩy mạnh tiêm vaccine khiến chuỗi nguồn cung linh kiện của ngành công nghiệp ô tô ít nhiều bị đứt đoạn. Thực trạng này không chỉ khiến các đại gia xe trên thế giới phải kêu khó mà bước đầu cũng đã ảnh hưởng tới thị trường Việt Nam.

Nhiều hãng xe báo giao hàng chậm vì thiếu linh kiệnTrải qua giai đoạn cao điểm cuối năm, thị trường xe hiện không quá sôi động, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp. Dù vậy, lượng khách hàng đặt xe vẫn khá ổn định với doanh số toàn thị trường tháng 3 đạt 30.935 xe, trong đó xe du lịch đạt 21.089 xe.

Thế nhưng, sự ổn định của thị trường có nguy cơ bị thay đổi khi một số hãng xe bắt đầu thông báo cho các đại lý về việc sẽ chậm giao hàng do thiếu hụt nguồn cung chíp bán dẫn và một số linh kiện điện tử. Cụ thể, Mitsubishi Việt Nam và Suzuki Việt Nam đã phải phát đi thông báo việc giao xe ít nhiều bị chậm trong tháng 4/2021 với các dòng xe ăn khách như Mitsubishi Xpander, Outlander (lắp ráp trong nước) và Attrage (nhập khẩu từ Thái Lan). Hãng xe này dự tính, khách hàng trong nước đã đặt xe Mitsubishi phải chờ đến nửa cuối tháng 5 mới có thể nhận xe.

Câu chuyện tương tự cũng xảy ra với Suzuki khi các mẫu XL7 và Ertiga bị hạn chế nguồn nhập khẩu trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 7/2021 do nhà máy của nhà sản xuất ô tô Nhật Bản tại Indonesia buộc phải cắt giảm sản xuất trong bối cảnh thiếu hụt linh kiện. Ngoài Mitsubishi và Suzuki, tình trạng thiếu hụt linh kiện, thậm chí gián đoạn giao xe cũng xảy ra với một số thương hiệu xe khác.

Tình trạng này còn trầm trọng hơn với một số dòng xe sang. Theo một nguồn tin từ hệ thống phân phối của Mercedes-Benz Việt Nam, thời gian đặt hàng các mẫu xe nhập khẩu của thương hiệu hạng sang nước Đức đã bị kéo dài thêm đáng kể. Chẳng hạn nếu trước đây, một mẫu xe đặt về từ các nhà máy nước ngoài chỉ mất 6 hay 7 tháng, nhưng tới nay đã lên tới 10 - 12 tháng/xe. Bên cạnh đó, việc ra mắt một số dòng xe mới cũng bị chậm hơn kế hoạch ban đầu và hiện khách hàng chưa thể đặt mẫu sedan siêu sang Mercedes-Maybach S580 dù dòng xe này ra mắt từ tháng 11/2020.

Theo một số nguồn tin, tình trạng thiếu hụt chíp bán dẫn và linh kiện còn khiến các hãng xe phải tạm hoãn kế hoạch ra mắt thêm mẫu xe mới trong năm nay do khó đảm bảo nguồn cung từ Nhật Bản và Thái Lan. Một số hãng khác cho biết, trước mắt chưa ghi nhận khó khăn nhưng thừa nhận đang phải có phương án dự phòng bởi bài toán thiếu hụt linh kiện hoàn toàn có thể trầm trọng hơn nếu dịch Covid-19 vẫn tiếp tục hoành hành.

Bài toán khó trong thời đại dịch Theo một số chuyên gia về lĩnh vực sản xuất ô tô tại Việt Nam, tình trạng thiếu linh kiện bán dẫn đã có từ nhiều tháng trước do dịch bệnh hoành hành ở nhiều quốc gia vốn là xương sống của chuỗi cung ứng ô tô thế giới như Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ, Brazil...

Bên cạnh đó, tình trạng khan hiếm container, chi phí vận tải gia tăng... cũng tạo thêm sức ép lên thị trường xe trong giai đoạn hiện nay. Tình trạng thiếu hụt phụ tùng, đặc biệt là chíp bán dẫn được giới chuyên môn dự đoán sẽ còn kéo dài tới hết năm nay, thậm chí sang tới năm 2022.

Các chuyên gia cũng nhận định, chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu đang ngày càng dễ tổn thương trước các thảm họa tự nhiên và biến động về địa chính trị. Ngoài ảnh hưởng của dịch Covid-19, tình trạng thiếu chip trên toàn cầu càng trở nên trầm trọng sau vụ hỏa hoạn tại một nhà máy ở Nhật Bản, thời tiết băng giá khiến bang Texas của Mỹ mất điện và hạn hán nghiêm trọng tại Đài Loan (Trung Quốc). Một số dây chuyền sản xuất tại các nhà máy sản xuất ô tô ở Mỹ, châu Âu và châu Á ít nhiều đã bị đình trệ.

Theo Tạp chí GTVT

Các bài đã đăng:

  "Siêu bán tải" chạy điện Ford F-150 Lighning ra mắt: Mạnh, ngập tràn công nghệ, giá từ 40.000 USD(20/5/2021)
  Tin cảnh báo Tuần 4 tháng 3 năm 2021(20/5/2021)
  Tin cản báo Tuần 4 tháng 3 năm 2021(20/5/2021)
  Diễn đàn Kinh tế thế giới hủy ​​tổ chức hội nghị thường niên 2021 sau nhiều lần thay đổi(19/5/2021)

  Mua lại E-Mart Việt Nam, THACO bước hẳn vào mảng bán lẻ(19/5/2021)
  Nối lại các đàm phán FTA mới của EU với Đông Nam Á(18/5/2021)
  EVFTA- cơ hội và thách thức đối với ngành ô tô, xe máy(17/5/2021)
  Mỹ yêu cầu điều tra lỗi hệ thống điện trên máy bay Boeing 737 Classic(17/5/2021)
  Đón đầu cơ hội từ UKVFTA(14/5/2021)
  Thị trường ô tô trong nước giảm nhẹ(14/5/2021)

Tìm kiếm tin trong ngày

Thiếu hụt linh kiện: "Bài toán" khó của ngành công nghiệp ô tô thời Covid-19

 

Số lần truy cập:
5622000

TIN MỚI


Thông tư số 30/2023/TT-BGTVT ban hành 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện giao thông đường sắt.
8/11/2023
Dự thảo Thông tư Quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt
26/7/2023
Ban hành 03 Quy chuản kỹ thuật quốc gia về linh kiện, thiết bị của phương tiện giao thông đường sắt
17/4/2023
Công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ GTVT được tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa
2/2/2023
Thừa nhận giấy chứng nhận, kết quả đánh giá sự phù hợp cấp cho xe cơ giới theo các Điều ước quốc tế
2/1/2023

Liên kết các website


Thông tin mới
Giá xe máy tham khảo
Giá ô tô sx trong nước tham khảo
Giá ô tô nhập khẩu tham khảo

VĂN PHÒNG TBT BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Địa chỉ: 18 Đường Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại:04-7684838 ,Fax:04-7684840 , Email:tbtbgtvt@vr.org.vn