| Tiếng Việt |  English |  Liên hệ |     Chào mừng Quý vị đến với Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp của Bộ Giao thông vận tải về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

  Trang chủ  
Thông tin về VP TBT
Mạng lưới TBT
Hoạt động thông báo
Hoạt động hỏi đáp
Văn bản pháp quy
Văn bản sắp ban hành
Các hoạt động khác
Tra cứu văn bản TBT
Bộ Giao thông vận tải
Cục Đăng kiểm
Cục đường sông
Cục đường bộ việt nam
Cục Hàng Hải Việt nam
Cục Hàng không VN

Tìm kiếm




www www.tbt-bgtvt.vn



Gia tăng nhập khẩu, cán cân thương mại nghiêng về hướng nhập siêu

Lũy kế từ đầu năm đến 15/6, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 288,68 tỷ USD và nước ta nhập siêu 1,96 tỷ USD.

Số liệu sơ bộ được Tổng cục Hải quan công bố ghi nhận, nửa đầu tháng 6 (1-15/6), kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 12,3 tỷ USD, giảm gần 2 tỷ USD so với nửa cuối tháng 5 trước đó (cuối tháng 5 đạt 14,28 tỷ USD).

Lũy kế từ đầu năm đến 15/6, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 143,36 tỷ USD vẫn tăng mạnh 29,67% so với cùng kỳ 2020.

Ở chiều nhập khẩu, nửa đầu tháng 6 đạt 13,65 tỷ USD, giảm gần 800 triệu USD so với nửa cuối tháng 5/2020.

Từ đầu năm đến 15/6, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 145,32 tỷ USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lũy kế từ đầu năm đến 15/6, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 288,68 tỷ USD và nước ta nhập siêu 1,96 tỷ USD. 2 nhóm hàng nhập khẩu “tỷ đô” trong 15 ngày đầu tháng này là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc thiết bị.

Theo Bộ Công Thương, các mặt hàng nhập khẩu nhiều trong thời gian qua chủ yếu là linh kiện điện tử, nguyên phụ liệu trong ngành da giày, dệt may... Đây cũng là các lĩnh vực sản xuất đang có sự phục hồi nhanh chóng khi các thị trường nhập khẩu phục hồi. Nhiều doanh nghiệp dệt may, da giày hiện đã có đơn hàng tới hết quý III, thậm chí quý IV năm nay... nên nhập khẩu tăng là tất yếu.

Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng không khuyến khích chỉ chiếm khoảng gần 4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Do vậy, cán cân thương mại thâm hụt không phải do gia tăng nhập khẩu các mặt hàng không được khuyến khích.

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương cho biết sẽ tiếp tục theo dõi thị trường nhập khẩu, nhất là nhóm hàng không khuyến khích, hạn chế nhập khẩu để có biện pháp kiểm soát kịp thời, cân bằng trở lại cán cân thương mại. Để thúc đẩy xuất khẩu, Bộ Công Thương sẽ triển khai hàng loạt các giải pháp, trong đó tập trung tổ chức khai thác, tận dụng cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do để tìm giải pháp phát triển thị trường và tháo gỡ rào cản để thâm nhập các thị trường mới.

Đồng thời, tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến của đại dịch Covid-19 trên thế giới để có các biện pháp ứng phó kịp thời; Củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, tận dụng tối đa lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực; đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhập khẩu; Đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu, phát triển thương hiệu.

Đặc biệt, Bộ Công Thương đang xây dựng Chiến lược Xuất nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2021-2030, sẽ trình Chính phủ xem xét và ban hành trong thời gian tới.

Cũng theo Bộ Công Thương, hoạt động xuất nhập khẩu sẽ tiếp tục khởi sắc khi các hiệp định thương mại tự do đang dần được thực thi một cách toàn diện hơn, hiệu quả hơn. Đặc biệt, các hiệp định như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA)… sẽ tiếp tục tạo điều kiện để hàng hóa của Việt Nam thâm nhập vào các thị trường đối tác với thuế quan ưu đãi, thông qua đó thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.

Hơn nữa, giá hàng hóa xuất khẩu cũng đang có xu hướng tăng, nhất là các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam sẽ là động lực quan trọng để gia tăng giá trị xuất khẩu. Bên cạnh đó, ở các nước Mỹ và châu Âu đang dỡ bỏ dần hoặc hoàn toàn lệnh phong tỏa khi đã tiêm đủ số lượng vaccine, cầu hàng hóa trên thị trường thế giới đang hồi phục trở lại, đây là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng có thế mạnh, tiến tới cân bằng và có thặng dư thương mại.

Theo Báo Công thương

Các bài đã đăng:

  Đến lượt Subaru bị ảnh hưởng bởi Covid-19(22/6/2021)
  Khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển tiếp tục tăng trưởng dương(17/6/2021)
  Điểm sáng của ngành công nghiệp phụ trợ ô tô Việt Nam(15/6/2021)
  ASEAN-EU: Từ quan hệ đối tác chiến lược đến FTA(15/6/2021)

  Thị trường ô tô tháng 5/2021: Tăng 34% so với cùng kỳ(11/6/2021)
  ASEAN và EAEU tổ chức đối thoại kinh doanh trong Diễn đàn Kinh tế quốc tế 2021(10/6/2021)
  Hàng Việt sớm cải thiện thị phần tại Anh(10/6/2021)
  Canada thay đổi quy trình nhập khẩu hàng hóa(9/6/2021)
  DC - VITASK ký biên bản hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp ô tô, điện - điện tử(7/6/2021)
  Tesla triệu hồi Model 3 vì lỗi dây an toàn(7/6/2021)

Tìm kiếm tin trong ngày

Gia tăng nhập khẩu, cán cân thương mại nghiêng về hướng nhập siêu

 

Số lần truy cập:
5743347

TIN MỚI


Thông tư số 30/2023/TT-BGTVT ban hành 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện giao thông đường sắt.
3/1/2024
Dự thảo Thông tư Quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt
26/7/2023
Ban hành 03 Quy chuản kỹ thuật quốc gia về linh kiện, thiết bị của phương tiện giao thông đường sắt
17/4/2023
Công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ GTVT được tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa
2/2/2023
Thừa nhận giấy chứng nhận, kết quả đánh giá sự phù hợp cấp cho xe cơ giới theo các Điều ước quốc tế
2/1/2023

Liên kết các website


Thông tin mới
Giá xe máy tham khảo
Giá ô tô sx trong nước tham khảo
Giá ô tô nhập khẩu tham khảo

VĂN PHÒNG TBT BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Địa chỉ: 18 Đường Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại:04-7684838 ,Fax:04-7684840 , Email:tbtbgtvt@vr.org.vn