| Tiếng Việt |  English |  Liên hệ |     Chào mừng Quý vị đến với Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp của Bộ Giao thông vận tải về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

  Trang chủ  
Thông tin về VP TBT
Mạng lưới TBT
Hoạt động thông báo
Hoạt động hỏi đáp
Văn bản pháp quy
Văn bản sắp ban hành
Các hoạt động khác
Tra cứu văn bản TBT
Bộ Giao thông vận tải
Cục Đăng kiểm
Cục đường sông
Cục đường bộ việt nam
Cục Hàng Hải Việt nam
Cục Hàng không VN

Tìm kiếm




www www.tbt-bgtvt.vn



Hai năm thực thi thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung và lựa chọn trong ngắn hạn

Thỏa thuận thương mại "giai đoạn một" giữa Mỹ và Trung Quốc có hiệu lực vào ngày 14/2/2020. Là một phần của thỏa thuận này, Trung Quốc đồng ý thực hiện cải cách cơ cấu, mở cửa các dịch vụ tài chính và tăng cường sở hữu trí tuệ.

Trung Quốc cũng cam kết mua thêm ít nhất 200 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ của Mỹ trong các năm 2020 và 2021. Nhưng sau gần hai năm thực thi, Trung Quốc đã đạt 62% mục tiêu đó, đặt ra câu hỏi về việc tuân thủ và thực thi theo thỏa thuận giai đoạn một. Mỹ và Trung Quốc đã đồng ý với một cách tiếp cận đổi mới như một phần của thỏa thuận, được trình bày chi tiết trong chương 7. Thỏa thuận giai đoạn một đã thành lập Nhóm Khung thương mại để thảo luận về việc thực hiện thỏa thuận, do đại diện thương mại Mỹ và một phó thủ tướng được chỉ định của Trung Quốc dẫn đầu, với một văn phòng đánh giá và giải quyết tranh chấp song phương cho mỗi bên.

Như trong một hiệp định thương mại điển hình, bên khiếu nại có thể gửi đơn khiếu nại đến văn phòng của bên bị khiếu nại khi có vấn đề phát sinh. Nếu vấn đề không được giải quyết, nó có thể được đưa lên phó đại diện thương mại Mỹ và thứ trưởng Trung Quốc được chỉ định. Nếu mối quan tâm của bên khiếu nại không được giải quyết ở cấp độ đó, thì "các bên sẽ tham gia vào các cuộc tham vấn cấp tốc để giải quyết những thiệt hại hoặc mất mát mà bên khiếu nại phải gánh chịu". Nếu các bên không đạt được sự nhất trí, bên khiếu nại có thể đình chỉ một nghĩa vụ theo hiệp định hoặc áp dụng "một biện pháp khắc phục hậu quả theo cách tương xứng". Thay vì đạt được các mục tiêu có chủ đích là quản lý thương mại một cách hòa bình, ngôn ngữ giải quyết tranh chấp có thể dẫn đến leo thang căng thẳng thương mại.

Theo các điều khoản của thỏa thuận giai đoạn một, bên khiếu nại là người xác định xem có vi phạm thỏa thuận hay không, chứ không phải là một ban hội thẩm hoặc tòa án độc lập. Thỏa thuận cũng không nói rõ về các biện pháp khắc phục hậu quả mà bên khiếu nại có thể thực hiện và các biện pháp này có thể được thực hiện trong bao lâu.

Vì vậy theo điều 7.4, Mỹ có thể đơn phương xác định xem có vi phạm xảy ra hay không, thời hạn đình chỉ nhượng bộ và mức độ nghiêm trọng của việc đình chỉ này. Câu hỏi liệu Mỹ có thực hiện các biện pháp đơn phương để thực thi thỏa thuận giai đoạn một hay không vẫn còn. Mặc dù các quan chức Mỹ đã đưa ra những tuyên bố chỉ ra rằng điều này là có thể xảy ra, nhưng bằng chứng cho thấy việc thực thi theo thỏa thuận giai đoạn một có thể không xảy ra. Khi Mỹ hành động, Trung Quốc có thể chấp nhận biện pháp khắc phục hậu quả - cùng với lời hứa không trả đũa - hoặc rút khỏi thỏa thuận giai đoạn một. Phương án sau có hại hơn là áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

Từ góc độ kinh tế, bất kỳ mục tiêu nào đạt được theo thỏa thuận đều tốt hơn là không có thỏa thuận hoặc quay lại chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Từ góc độ địa chính trị, có rất ít địa điểm thay thế để buộc Trung Quốc tuân thủ các nghĩa vụ thương mại của mình. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang ở trong tình trạng khó khăn, đặc biệt là Cơ quan Phúc thẩm của tổ chức, cơ quan có tiếng nói cuối cùng về các tranh chấp thương mại. Người ta cũng nghi ngờ liệu thỏa thuận giai đoạn một có hợp pháp theo các quy định của WTO hay không, vì nó cấm các biện pháp như hạn chế xuất khẩu tự nguyện song phương và các thỏa thuận hạn chế nhập khẩu một số sản phẩm.

Mục đích của thỏa thuận này là để quản lý thương mại thay vì khắc phục các vấn đề thị trường giữa Mỹ và Trung Quốc. Thỏa thuận giai đoạn một tạo ra sự chuyển hướng thương mại, theo đó hàng hóa Mỹ nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc sẽ thay thế hàng hóa nhập khẩu từ các nước khác. Do đó, Mỹ và Trung Quốc đi đúng hướng để không gây xung đột cho mối quan hệ của họ với các nước khác như Liên minh châu Âu, Brazil và Australia.

Các chuyên gia cho rằng, việc mở lại hỏa thuận giai đoạn một để điều chỉnh lại và đàm phán là lựa chọn hợp lý nhất trong ngắn hạn. Bất chấp những thiếu sót thì thương vụ này đã thành công nhất định. Chẳng hạn, Trung Quốc cam kết tăng cường thực thi các hành vi vi phạm luật sở hữu trí tuệ, dỡ bỏ các rào cản kỹ thuật đối với thương mại và mở rộng cơ hội đầu tư nước ngoài. Trung Quốc sẵn sàng nhập khẩu từ Mỹ với số lượng tăng lên, khiến cho thỏa thuận trở nên có giá trị. Mỹ không chỉ được hưởng lợi từ việc các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được củng cố ở Trung Quốc, mà thỏa thuận này sẽ cung cấp thêm cơ hội đầu tư của Mỹ trong tương lai và giúp giảm bớt tác động của cuộc chiến thương mại.

Theo Báo Công thương

Các bài đã đăng:

  Phát triển xe điện ở Việt Nam: Giải bài toán nguồn điện(23/12/2021)
  Loạt xe điện VinFast “đại náo” triển lãm CES 2022?(21/12/2021)
  Logistics Việt Nam: Làm gì để có tên trên bản đồ thế giới?(21/12/2021)
  Giá cước vận tải biển tiếp tục tăng, cơ hội cho đường sắt bứt phá(16/12/2021)

  Việt Nam - Ấn Độ: Mở rộng hợp tác nhiều lĩnh vực tiềm năng(16/12/2021)
  Thị trường logistics Việt Nam đầy tiềm năng để phát triển mạnh mẽ sau đại dịch(16/12/2021)
  Dấu ấn đậm nét của Bamboo Airways trên những đường bay “chưa từng có"(16/12/2021)
  AfCFTA thúc đẩy cơ hội xuất khẩu 22 tỷ USD(10/12/2021)
  Lô xe điện VinFast VF e34 đầu tiên rục rịch ra đường(9/12/2021)
  FTA - Động lực cải cách thể chế(9/12/2021)

Tìm kiếm tin trong ngày

Hai năm thực thi thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung và lựa chọn trong ngắn hạn

 

Số lần truy cập:
5653838

TIN MỚI


Thông tư số 30/2023/TT-BGTVT ban hành 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện giao thông đường sắt.
8/11/2023
Dự thảo Thông tư Quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt
26/7/2023
Ban hành 03 Quy chuản kỹ thuật quốc gia về linh kiện, thiết bị của phương tiện giao thông đường sắt
17/4/2023
Công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ GTVT được tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa
2/2/2023
Thừa nhận giấy chứng nhận, kết quả đánh giá sự phù hợp cấp cho xe cơ giới theo các Điều ước quốc tế
2/1/2023

Liên kết các website


Thông tin mới
Giá xe máy tham khảo
Giá ô tô sx trong nước tham khảo
Giá ô tô nhập khẩu tham khảo

VĂN PHÒNG TBT BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Địa chỉ: 18 Đường Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại:04-7684838 ,Fax:04-7684840 , Email:tbtbgtvt@vr.org.vn